(HBĐT) - Nguyên nhân và hành vi tội phạm của các bị can trong vụ án vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác xảy ra ngày 29/5/2017 tại BVĐK tỉnh là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm, nhất là 8 gia đình có người thân tử vong trong sự cố y khoa nghiêm trọng này. Bên cạnh đó, còn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc Cơ quan CSĐT CA tỉnh khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với bác sỹ Hoàng Công Lương, Đơn nguyên Thận nhân tạo, Khoa hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh phục vụ công tác điều tra. Để làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án này.


Ngày 29/5, tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, Khoa hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh đã xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng làm 8 bệnh nhân tử vong và 10 bệnh nhân phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngay sau khi nhận được tin báo, CA tỉnh đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT ( PC 45 - CA tỉnh) chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tin báo và các chứng cứ tài liệu đã thu thập, thấy có dấu hiệu của tội phạm hình sự, ngày 30/5 Cơ quan CSĐT CA tỉnh đã ra Quyết định khởi tố vụ án số 20/PC 45 đối với vụ án: Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, theo quy định tại Điều 242- Bộ luật Hình sự để điều tra theo quy định.

 


Cơ quan CSĐT Công an tỉnh thi hành lệnh bắt tạm giam các đối tượng liên quan sự cố y khoa

 

 Một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình điều tra vụ án để xác định nguyên nhân là tiến hành giám định hoá học và giám định pháp y tử thi. Ngày 14/6/2017, Viện khoa học hình sự Bộ CA đã có Kết luận giám định hóa học số 2778-A/C54 nêu rõ: "Mẫu nước (chất lỏng) thu tại đầu cấp vào máy lọc thận số 10 và số 13 ghi thu ngày 29/5 gửi giám định có các chỉ tiêu chất lượng nước: độ PH rất thấp với giá trị lần lượt là 2,72 bag 2,69 (PH axít); độ dẫn điện rất cao với giá trị lần lượt là 898 và 892 microximen/cm; hàm lượng Florua (F-) lần lượt là 49,0mg/l và 52,0mg/l, đây là hàm lượng cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép (theo tiêu chuẩn AAMI với nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo, hàm lượng Frorua tối đa cho phép là 0,2mg/l. Các mẫu nước này đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo theo tiêu chuẩn AAMI. Mầu chất lỏng chứa trong 18 quả lọc máu ghi thu ngày 29/5 gửi giám định đều có hàm lượng Florua rất cao với giá trị từ 5,0 đến 46.0md/l”. Tại Kết luận số 2949 ngầy 14/6/2017 Viện khoa học hình sự Bộ CA xác định: "Mẫu nước trong 1 xi lãnh nhựa bên ngoài ghi "Nước cấp vào máy số 4”, ghi thu ngày 29/5 gửi giám định có các chỉ tiêu chất lượng nước: độ PH rất thấp với gí trị là 2,70 (PH axít); độ dẫn điện rất cao với giá trị là 1135 microximem/cm; hàm lượng Florua (F-) là 57,5mg/l, đây là hàm lượng cao gấp 287,5 lần mức cho phép (theo tiêu chuẩn AAMI với nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo, hàm lượng Frorua tối đa cho phép là 0,2mg/l. Các mẫu nước này đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo theo tiêu chuẩn AAMI”...

 Bên cạnh đó, các kết luận giám định tử thi từ số 2705 đến 2813-A/C54, ngày 16/6/2017 của Viện khoa học hình sự Bộ CA xác định 8 bệnh nhân tử vong đều do ngộ độc Florua.

 Với các tài liệu điều tra ban đầu đã thu thập và các kết luận giám định, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh xác định có đủ căn cứ để khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng có liên quan để tiến hành điều tra.

 Đối với Nguyễn Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh, Cơ quan CSĐT xác định: quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO đã sử dụng hóa chất Axits clohydric (HCL) và Axít Flohydric (HF) để sục rửa. Do cẩu thả nên sau khi sục rửa quên xả 2 đầu vào máy, gồm 1 van đầu vào máy lọc thận ở phòng hành chính và 1 van đầu vào máy lọc thận ở phòng lọc máu số 2. Do đó, đã làm tồn dư hoá chất trong các đường ống nước dẫn vào máy lọc thận. Sau khi sửa chữa, khử trùng hệ thống lọc nước RO số 2 chưa kiểm định mẫu nước, mặc dù chưa biết nước đã đạt tiêu chuẩn hay chưa và nhận thức được hậu quả nguy hiểm có thể gây ra đối với người bệnh nhưng vẫn bàn giao cho Trần Văn Sơn là cán bộ phòng Vật tư - Thiết bị y tế (BVĐK tỉnh) để đưa vào sử dụng. Theo đó, Bùi Mạnh Quốc có dấu hiệu của tội "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”, quy định tại Điều 99 Bộ luật Hình sự

 Đối với Trần Văn Sơn, cán bộ phòng Vật tư - Thiết bị y tế (BVĐK tỉnh), người được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nước RO, Cơ quan CSĐT xác định: Trần Văn Sơn đã không theo dõi, giám sát việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 diễn ra ngày 28/5/2017 theo đúng chức trách, nhiệm cụ được giao. Có trình độ chuyên môn, nhận thức được việc phải nghiệm thu an toàn mới được đưa vào hoạt động, nhưng khi chưa nghiệm thu, chưa bàn giao cụ thể bằng văn bản về việc sửa chữa, bảo dưỡng đã sử dụng điên thoại bàn giao cho điều dưỡng viên Đơn nguyên Thận nhân tạo, Khoa Hồi sức tích cực với nội dung: "Hệ thống nước RO đã thay thế, bảo dưỡng xong, có thể hoạt động bình thường”. Theo đó, Trần Văn Sơn có dấu hiệu của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại điều 285 Bộ luật Hình sự.

 Đối với bác sỹ Hoàng Công Lương, thuộc Đơn nguyên Thận nhân tạo, khoa Hồi sức tích cực (BVĐK tỉnh). Cơ quan CSĐT xác định: Bác sỹ Hoàng Công Lương là người trực tiếp ký đề xuất sửa chữa và biết việc sẽ sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO số 2 vào ngày 28/5/2017 qua buổi giao ban ngày 26/5/2017. Ngày 29/5/2017, chưa nhận bàn giao việc sửa chữa bằng văn bản và chưa biết nguồn nước RO số 2 có đạt tiêu chuẩn đảm bảo để sử dụng cho chạy thận nhân tạo hay không mà vẫn ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Năm 2010 Bác sỹ Lương đã tham gia học và được cấp chứng chỉ lớp kỹ thuật lọc máu cơ bản (chạy thận nhân tạo), biết rõ nguồn nước dùng cho chạy thận nhân tạo phải đảm bảo độ tinh khiết cao theo tiêu chuẩn AAMI và việc sau sửa chữa hệ thống nước phải được kiểm định đủ tiêu chuẩn theo AAMI mới được sử dụng. Theo đó, Bác sỹ Hoàng Công Lương có dấu hiệu của tội "Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”, quy định tại điều 242- Bộ luật Hình sự.

 Sự cố y khoa nghiêm trọng tại BVĐK tỉnh đã xảy ra tròn 1 tháng, từng ngày dư luận vẫn mong ngóng và dõi theo kết quả điều tra, nhất là những gia đình có người thân tử vong. Xin trích một phần nội dung trong đơn gửi Cơ quan CSĐT CA tỉnh của ông Đinh Văn Tính, ở xóm 13, xã Sủ Ngòi, TP Hoà Bình, cha của bệnh nhân đã tử vong Đinh Thị Thu Hằng: "Cái chết không bình thường, đột ngột, thương tâm, oan trái của con gái tôi do BVĐK tỉnh gây ra làm cho gia đình tôi rơi vào hoàn cảnh đau thương, bố mẹ, mất con, con mất mẹ, các em mất chị, đảo lộn cuộc sống gia đình. Vì vậy, gia đình tôi tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xác minh sớm tìm ra nguyên nhân và đưa ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm của BVĐK tỉnh và tập thể, cá nhân của đơn vị có liên quan...”.

 Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc bắt Bác sỹ Hoàng Công Lương để điều tra là công cần thiết. Nhưng những ai có mặt ở ngày đầu xảy ra sự cố mới thấy hết được "sức nóng” và sự phức tạp mà thảm hoạ này gây ra. Lực lượng Công an vừa lo đảm bảo ANTT, vừa tập trung tiến hành điều tra. Trong thực tế, mọi người đều thầm cảm ơn những gia đình có bệnh nhân tử vong đã kiềm chế nỗi đau thương, mất mát để các y, bác sỹ tiếp tục cấp cứu các bệnh nhân khác, không nghe kích động từ bên ngoài và không hề có thái độ, hành động nào gây gổ làm mất ANTT trong bệnh viện. Theo Đại tá Phạm Sử, Phó Giám đốc CA tỉnh khi có đủ căn cứ khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng trong vụ án, trong đó có Bác sỹ Hoàng Công Lương là hết sức cần thiết. Vào thời điểm đó, ai có thể đảm bảo các bị can không bỏ trốn; ai có thể khẳng định các bị can ở ngoài xã hội sẽ đảm bảo an toàn và chấp hành tốt các yêu cầu của cơ quan điều tra. Việc các bị can có được toại ngoại hay không còn phụ thuộc vào kết quả điều tra trong thời gian tới. Hiện tại cơ quan CSĐT CA tỉnh vẫn đang tiếp tục tiến hành điều tra vụ án, 

 

                                                                                            ĐP


Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục