(HBĐT) - Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, các cơ quan thông tin trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản tổ chức tuyên truyền, thể hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phản ánh toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành các giải pháp phòng, chống dịch theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của T.Ư và của tỉnh.


Đội ngũ phóng viên bám sát địa bàn phản ánh kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Trường Quân sự tỉnh.

Báo chí vào cuộc

Ý thức sự nguy hiểm của dịch Covid-19, ngay từ những ngày đầu chống dịch, các cơ quan báo chí trên địa bàn đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh. Các cơ quan báo chí đã tích cực phản ánh về công tác phòng, chống dịch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phóng viên bám sát địa bàn, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác công tác chỉ đạo, điều hành của Thường trực Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh. Thời gian cao điểm thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, báo chí đã phản ánh toàn diện, đúng định hướng, phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Cùng với các cơ quan báo chí, Báo Hòa Bình đã thành lập tổ truyên truyền đặc biệt, điều hành trực tuyến, xây dựng các kịch bản thông tin cụ thể để tổ chức tuyên truyền. Thông tin, thời lượng về công tác phòng, chống dịch được ưu tiên đăng tải trên các trang báo, số báo, thực hiện các phóng sự, video clip phản ánh toàn diện công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đội ngũ phóng viên sát cánh cùng các lực lượng Y tế, Quân đội, Công an, chính quyền cấp ở nơi tuyến đầu chống dịch để phản ánh, cung cấp những thông tin chính xác về công tác phòng, chống dịch bệnh, tiếp nhận cách ly và giãn cách xã hội. Phóng viên Lưu Trọng Đạt, Cơ quan thường trú TTX Việt Nam tại Hòa Bình tâm sự: Anh em báo chí sát cánh cùng các y, bác sỹ, LLVT trực đón các công dân Việt Nam cách ly tại Trường Quân sự tỉnh. Vượt lên nỗi sợ nguy hiểm, ai cũng tâm niệm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời của địa phương trong đón tiếp công dân bảo đảm đúng yêu cầu về phòng dịch, phản ánh hoạt động chăm sóc người cách ly với tinh thần trách nhiệm và chia sẻ. Những tin tức, hình ảnh ấm tình quân dân được báo chí phản ánh đã đem đến cho độc giả như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, vừa thể hiện sự quyết liệt, chủ động của tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ với bản chất nhân văn, trách nhiệm đối với cộng đồng.

Chung tay đưa thông tin chính thống đến người dân

Cùng với hoạt động của các cơ quan báo chí, các trang thông tin của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, cấp ủy chính quyền các địa phương cũng đã vào cuộc tích cực tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. Đầu tháng 4, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, BTV Thành ủy Hòa Bình đã kiện toàn lại hoạt động của cổng thông tin UBND thành phố, đến nay hoạt động khá hiệu quả. Trước những thông tin liên quan trên mạng về tình hình dịch bệnh, cổng thông tin UBND thành phố đã kịp thời đăng tải thông tin chính thức về tình hình diễn biến dịch bệnh, thông tin chính chức về các ca nghi nhiễm bệnh, tạo sự ổn định trong dư luận.

Thông qua báo chí và mạng xã hội, cơ quan chức năng, chính quyền các cấp đã kịp thời nắm bắt những nơi, khu vực có biểu hiện lơ là, chủ quan, chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời. Chính quyền TP Hòa Bình đã vào cuộc kiểm tra, kiên quyết xử lý tình trạng tụ tập đông người như tập thể dục khu vực nhà máy thủy điện Hòa Bình, tăng cường tuần tra kiểm soát thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách xã hội...

Báo chí và mạng xã hội cũng đã cung cấp kịp thời những khuyến cáo, định hướng về tình hình nghi nhiễm, không gây hoảng loạn trong xã hội; kịp thời phản ánh tổ chức, cá nhân còn tư tưởng chủ quan trong thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội. BCĐ phòng chống dịch Covid-19 các cấp đã kịp thời chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra nhắc nhở, bước đầu được khắc phục. Bên cạnh đó, báo chí và mạng xã hội chú trọng tuyên truyền, phản ánh những tấm lòng sẻ chia, những việc làm ý nghĩa trao gửi yêu thương, chia sẻ khó khăn trong phòng, chống dịch bệnh; phản ánh tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ LLVT, công an, y, bác sỹ, nhân viên y tế hàng ngày nỗ lực chăm sóc sức khỏe người cách ly, bệnh nhân.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các thông tin chính thống được đăng tải, chia sẻ kịp thời đã góp phần trấn an, không gây hoảng loạn trong xã hội. Qua công tác truyền thông, thông tin của báo chí, ý thức tự bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng trước đại dịch đã nâng lên rõ rệt. Hầu hết các địa phương và Nhân dân chấp hành tốt các chỉ đạo của T.Ư và cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Người dân đã chủ động tiếp cận các thông tin chính thống trên báo chí và mạng xã hội của cơ quan chuyên môn. Với sự bùng nổ thông tin của mạng xã hội như hiện nay, các cơ quan chuyên môn và cơ quan báo chí cần có sự chủ động trong phối hợp để có thông tin nhanh, chính thống về tình hình dịch bệnh, tạo niềm tin và sự ổn định trong dư luận xã hội, nhằm hạn chế việc báo chí chưa có thông tin nhưng tin tức, hình ảnh đã rò rỉ trên mạng xã hội, bị biến tấu, làm sai lệch bản chất, gây hoang mang dư luận.

Đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Tiến Lực cho rằng: Báo chí tỉnh nhà đã làm tốt công tác tuyên truyền, khẳng định là lực lượng tiên phong, vào cuộc mạnh mẽ, chung sức, đồng lòng trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Nhận thức về phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng đã được nâng lên đáng kể. Tỉnh đang thực hiện các kịch bản, phương án phòng, chống dịch bệnh theo từng cấp độ; chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt định hướng, quan điểm "chống dịch như chống giặc", huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân cùng tham gia chống dịch…

(Còn nữa)

Lê Chung


Các tin khác


Nhân 45 năm Thống nhất đất nước: Ký ức về 12 ngày đêm mở tung "cánh cửa thép"Xuân Lộc, tiến vào giải phóng Sài Gòn

Cuối tháng 3/1975, khi quân địch thất thủ ở Tây Nguyên và các chiến trường Phan Rang, Phan Thiết rồi Chi khu Dầu Tiếng, Chơn Thành, Di Linh được giải phóng, đã hình thành nên vòng cung siết chặt, buộc quân địch phải co cụm lại và chúng quyết "tử thủ” tại cửa ngõ Xuân Lộc (tỉnh Long Khánh cũ) để bảo vệ Sài Gòn.

Tự hào chiến sỹ Tây Nguyên

(HBĐT) - Tháng 8/1971, tỉnh Hòa Bình đã tiễn hơn 600 thanh niên lên đường nhập ngũ, đây là đợt giao quân đông nhất của năm 1971. Sau khi huấn luyện tại huyện Yên Thủy, các tân binh Tiểu đoàn 647 được đưa vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, chủ yếu tham gia chiến dịch Tây Nguyên, sau đó là chiến dịch Hồ Chí Minh. 45 năm đã qua, những chiến sỹ Tây Nguyên năm xưa nay tập hợp trong Ban liên lạc chiến sỹ Tây Nguyên tại Hòa Bình, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống.

Những ca khúc làm "sống dậy" thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 là ngày lịch sử của đất nước, Bắc Nam nối liền một dải. Vào thời khắc ấy, đã có nhiều ca khúc ra đời mừng non sông thống nhất.

Nhớ lại trận chiến cuối cùng giải phóng Thừa Thiên Huế

Chúng tôi về thăm xã Phú Hải, anh Phan Văn Song và anh Nguyễn Đức Quyền đưa chúng tôi thăm lại bãi biển, nơi diễn ra trận chiến đấu cuối cùng, nơi bàn chân chiến thắng của chúng tôi từng in dấu. Hôm nay về đây, lòng chợt vui thấy biển không già, phá Tam Giang hiền hòa như nghìn đời vốn có, cuộc sống hồi sinh trên từng gương mặt rạng ngời, trên mỗi bước chân tự tin tiến lên phía trước của người dân Phú Hải, Phú Vang.

45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Dấu ấn trận đánh đập tan "Lá chắn thép Phan Rang"

Những ngày này, Trung tá Nguyễn Trọng Nghĩa (72 tuổi) như sống lại một thời hào hùng gắn bó với Đại đội Đặc công 311 do ông trực tiếp chỉ huy chiến đấu đập tan "Lá chắn thép Phan Rang”, giải phóng Ninh Thuận vào ngày 16/4/1975.

Chuyện về những cô gái "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" 

(HBĐT) - Cách đây 61 năm (1959), tuyến đường vận tải quân sự chiến lược mang tên Trường Sơn, còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh ra đời. Đây là tuyến đường đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào và Campuchia để vận chuyển binh lực, lương thực, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng nghìn cô gái còn rất trẻ của đất Mường Hòa Bình đã tình nguyện lên đường nhập ngũ. Họ chính là những bông hồng thép trên tuyến lửa ác liệt này, góp sức cho cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục