(HBĐT) - Sau khi tiếp thu kiến nghị của công dân về việc trúng đấu giá quyền thuê đất, hoàn thành việc nộp tiền vào NSNN từ năm 2018 đến nay nhưng vẫn chưa được bàn giao đất, do những sai phạm trong công tác quản lý của các cơ quan có liên quan, đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT khẩn trương giải quyết dứt điểm, đồng thời nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc.
Ông Nguyễn Văn Rong kiến nghị vụ việc liên quan đến quyền sử dụng khu đất trúng đấu giá từ năm 2018 tại khu 2, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc).
Trúng đấu giá nhiều năm chưa nhận được đất
Gia đình ông Nguyễn Văn Rong, trú tại khu Tân Phong, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) trúng đấu giá quyền thuê đất theo Quyết định số 1839/QĐ-UBND, ngày 2/8/2018 của UBND tỉnh đối với thửa đất số 208, tờ bản đồ số 06, diện tích 468,6 m2, loại đất thương mại, dịch vụ tại khu 2, thị trấn Mãn Đức; đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền vào NSNN sau khi trúng đấu giá nhưng từ đó đến nay, gia đình ông vẫn chưa được bàn giao đất để thực hiện quyền sử dụng đất của mình. Từ năm 2018, ông Nguyễn Văn Rong đã nhiều lần có đơn gửi các cơ quan chức năng, UBND tỉnh đã ban hành 3 văn bản chỉ đạo nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết, ông Rong chưa được bàn giao, nhận phần đất trúng đấu giá.
Về việc này, đồng chí Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Liên quan đến khu đất 468,6 m2 tại khu 2, thị trấn Mãn Đức hộ ông Nguyễn Văn Rong trúng đấu giá từ năm 2018 đến nay chưa được bàn giao đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (QSDĐ) theo quy định. Đất này trước đây do Công ty CP dịch vụ nông nghiệp tỉnh quản lý. Năm 2014, UBND tỉnh thực hiện việc thu hồi. Năm 2017, Sở TN&MT bàn giao đất cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) tỉnh quản lý. Tại thời điểm bàn giao ngày 13/9/2017 có tài sản, hoa màu trên đất của hộ ông Bùi Văn Hải (chồng bà Bùi Thị Hiền) là bảo vệ đã mượn phần đất này để canh tác. Trong biên bản bàn giao ông Bùi Văn Hải cam kết tự nguyện chặt cây, tháo dỡ tài sản và bàn giao mặt bằng cho TTPTQĐ xong trước ngày 30/9/2017. Tuy nhiên, đến thời điểm đó gia đình ông Hải không thực hiện việc bàn giao mặt bằng. Dù vậy, TTPTQĐ tỉnh vẫn thiết lập các quy trình, thủ tục để tổ chức đấu giá khu đất. Ông Nguyễn Văn Rong là người trúng đấu giá lô đất nói trên. Sau đó, dù ông Bùi Văn Hải đã chết nhưng vì gia đình ông không tháo dỡ tài sản và bàn giao mặt bằng cho TTPTQĐ tỉnh, nên đơn vị này vẫn chưa bàn giao được khu đất cho ông Rong. Từ thời điểm đó đến nay ông Rong nhiều lần gửi đơn kiến nghị, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
Việc nhỏ nhưng bị làm sai từ đầu
Theo đồng chí Nguyễn Phương Đông, trong vụ việc này có lỗi của Sở TN&MT và TTPTQĐ. Bởi đúng ra, khi tổ chức đấu giá phải có mặt bằng sạch, đất sạch. Tuy nhiên, do công tác quản lý không sát sao; đơn vị tổ chức đấu giá chủ quan, không quyết liệt trong xử lý các vấn đề còn tồn tại, nên để xảy ra trường hợp khi tiến hành đấu giá vẫn còn hộ dân sử dụng diện tích đất dẫn đến sự việc như hiện nay.
Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho rằng, nguyên nhân chính của vụ việc là do chưa có mặt bằng sạch TTPTQĐ tỉnh đã tổ chức đấu giá. Ngoài ra, khi TTPTQĐ tổ chức đấu giá, UBND huyện, chính quyền địa phương, hộ đang canh tác, sử dụng đất cũng không biết. Theo quy định về quản lý địa giới hành chính, đất đai ở xã thì là trách nhiệm của UBND xã, ở địa bàn của huyện thì Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm. Nhưng chúng tôi không được phối hợp, không được thực hiện, không được biết việc tổ chức đấu giá này. Khi có đơn giao cho UBND huyện, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện và các phòng, ban họp không dưới 20 lần nhưng vẫn chưa thể giải quyết được.
Xung quanh nội dung này, đồng chí Mai Ngọc Quý, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Đây là việc nhỏ nhưng làm sai ngay từ đầu, đến bây giờ giải quyết lại trở thành phức tạp. Vụ việc này có điểm sai nghiêm trọng là tổ chức đấu giá không đảm bảo theo quy định, khi đất chưa sạch nhưng vẫn tổ chức đấu giá. Thêm nữa còn có sự buông lỏng trong quản lý đất đai, tách bạch ra thì việc gia đình ông Bùi Văn Hải, cụ thể là bà Bùi Thị Hiền (vợ ông Hải) không bàn giao mặt bằng là hành vi lấn chiếm đất đai của Nhà nước. Vụ việc này sẽ không phức tạp nếu Sở TN&MT và TTPTQĐ phối hợp chặt chẽ với cấp xã ngay từ đầu. Hành vi lấn chiếm của hộ ông Hải sẽ bị lập biên bản yêu cầu tháo dỡ, nếu không tháo dỡ có thể cưỡng chế. Ở đây không có gì vướng mắc về nguồn gốc đất cả. Cơ quan chức năng làm đúng chức trách về quản lý đất đai, khi có hành vi vi phạm, lấn chiếm thì xử lý. Sau khi có đất sạch bàn giao mặt bằng cho TTPTQĐ để bàn giao cho người trúng đấu giá. Đó là phương án giải quyết gọn nhất. Vụ việc này nhìn nhận cụ thể thì TTPTQĐ phải chịu trách nhiệm chính.
Còn đồng chí Phạm Tiến Dũng, Phó Chánh thanh tra tỉnh nhấn mạnh: Sự việc này trách nhiệm chính là của Sở TN&MT vì đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh chưa đúng. Quy trình thu hồi, lên phương án đền bù để tiến hành đấu giá chưa thực hiện đảm bảo. Do đó đã dẫn đến chuyện người trúng đấu giá mà vẫn chưa được thực hiện quyền lợi của mình trong nhiều năm. Để giải quyết việc này, Sở TN&MT phải chủ trì phối hợp UBND huyện Tân Lạc tiến hành cưỡng chế thu hồi đất, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người trúng đấu giá.
P.V
(HBĐT) - Những ngày qua, trên một số trang mạng xã hội (MXH) đăng tải video kèm thông tin chính quyền thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) sách nhiễu, xúc phạm tự do tôn giáo khi Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội cùng linh mục Giáo hạt Mỹ Đức - Hòa Bình và các linh mục chính xứ thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội đang dâng thánh lễ tại Giáo xứ Vụ Bản. Qua tìm hiểu, nắm bắt tình hình thực tế, thấy rằng đây là thông tin xuyên tạc, sai sự thật nhằm bôi nhọ, hạ uy tín, lấn lướt chính quyền nhân dân của những kẻ nhân danh Thiên chúa...
(HBĐT) - Quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ rào cản trong thu hút đầu tư (THĐT), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (CTMTĐTKD) thông thoáng, minh bạch, thân thiện, trong đó đặc biệt quan tâm khắc phục hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC); coi trọng xây dựng bộ máy chính quyền phục vụ, vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp (DN) và vì sự phát triển của tỉnh. Đó là phương châm hành động đã, đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện để Hòa Bình trở thành điểm đến sôi động, tin cậy của các nhà đầu tư (NĐT).
(HBĐT) - Hòa Bình được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, kỳ thú; tài nguyên khoáng sản phong phú; nguồn nhân lực trẻ, dồi dào... Tỉnh cũng có lợi thế "nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ", luôn sẵn sàng mở cửa đón làn sóng đầu tư để tạo sức bật cho nền kinh tế, thực hiện khát vọng phát triển nhanh, bền vững.
(HBĐT) - 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư sử dụng mạng xã hội (MXH) để soạn thảo, tán phát thông tin, tài liệu chống phá Nhà nước. Việc các đối tượng này bị xử lý hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy vậy, mới đây, trên trang thông tin điện tử của tổ chức "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (MLNQVN) - tổ chức được thành lập tại Mỹ, có mối quan hệ mật thiết với một số tổ chức phản động của người Việt ở nước ngoài loan báo thông tin về "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2021”, 3 mẹ con Cấn Thị Thêu trong số 5 người được chọn để trao giải cùng được "xướng tên”.
(HBĐT) - Xuất phát từ những bức xúc về việc bị Nhà nước thu hồi đất, Cấn Thị Thêu (SN 1962), trú tại thôn Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) có tư tưởng tiêu cực, bất mãn. Đáng nói, thị đã gieo rắc, nhồi nhét tư tưởng này cho tất cả các thành viên trong gia đình. Với tư tưởng chống đối quyết liệt, thị và 2 đứa con trai đã phải trả giá bằng những bản án phạt tù thích đáng...
(HBĐT) - Mùa lễ hội xuân 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành văn hóa tiếp tục chỉ đạo các địa phương tạm dừng lễ hội truyền thống, chỉ thực hiện phần lễ ngắn gọn, không tổ chức phần hội để tránh tập trung đông người. Tại các chùa, đền, điểm di tích mở cửa đón du khách thập phương du xuân, chiêm bái, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại các địa phương, điểm di tích được tăng cường tối đa.