(HBĐT) - Không gì nhanh bằng thời gian, mới đó cũng đã gần 6 năm tôi gắn bó với nghề báo và làm việc tại một cơ quan báo Đảng tỉnh. Khoảng thời gian tuy chưa dài nhưng cũng cho tôi nhiều trải nghiệm trong nghề với những kỷ niệm khó quên, là động lực để tôi cố gắng hoàn thiện hơn mỗi ngày, từ trau dồi thêm kiến thức đến bản lĩnh người làm báo cần rèn giũa. Để mỗi khi nhớ lại những ngày đầu làm báo, tôi lại thấy thêm yêu nghề hơn, bởi nhiệt huyết tuổi trẻ và lòng yêu nghề giúp tôi ngày một trưởng thành.

Phóng viên Báo Hòa Bình trên đường tác nghiệp tại Động Nam Sơn (Động Tớn), xã Vân Sơn (Tân Lạc). Ảnh: P.V

Dù chưa thật đúng với chuyên ngành được đào tạo khi ngồi trên ghế giảng đường, nhưng được theo đuổi công việc mình tâm huyết và đam mê, dành những năm tháng sôi nổi nhất của tuổi trẻ là mơ ước của tôi. Bước chân vào nghề, được cùng các anh, chị đồng nghiệp rong ruổi trên khắp các cung đường, đến với các vùng quê, tôi thực sự có nhiều trải nghiệm với đầy đủ cung bậc cảm xúc. Đầu tiên, phải kể đến những chuyến đi cơ sở "trắng tay” do tôi không liên hệ trước, nên khi đến điểm làm việc không gặp được người cần gặp để phỏng vấn và thu thập thông tin. Hay những lần đi làm clip truyền hình, đi được nửa đường thì mưa trút xuống, dù bị ướt từ đầu đến chân, chúng tôi vẫn che chắn kỹ càng cho máy quay, máy ảnh để đảm bảo công việc. Sau vài lần như vậy, tôi vừa có thêm kinh nghiệm, "lửa lòng” lại càng thôi thúc tôi đi nhiều hơn, viết nhiều hơn. Cũng có những thời điểm, vì yêu cầu của công việc, tôi và các đồng nghiệp buộc phải bỏ lỡ những thời khắc sum họp, chăm lo cho gia đình…

Trong gần 6 năm gắn bó với nghề báo, tôi được đi, được gặp nhiều người, được nghe họ kể nhiều câu chuyện. Mỗi người tôi gặp đều để lại những ấn tượng, tình cảm khó quên. Tôi nhớ những nông dân ở xã Ba Khan cũ, nay là xã Sơn Thủy (Mai Châu) mà tôi gặp năm đầu tiên trong nghề. Sau một đợt mưa lũ đi qua, người dân thiệt hại không ít về hoa màu nhưng vẫn sẵn sàng tặng chúng tôi những nông sản vừa thu hoạch được. Bác Chủ tịch xã Thanh Nông (cũ), nay là thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) dù đã nghỉ hưu vài năm vẫn liên hệ và báo tin cho tôi khi có sự việc xảy ra ở địa phương. Anh trưởng xóm Lanh, xã Cao Sơn cố giữ tay lái khi đèo tôi tới nhà các hộ dân để phỏng vấn trên con đường gập ghềnh toàn đá lở; các cô, các chị ở xã Mường Chiềng (Đà Bắc) ân cần chỉnh cho tôi từng nếp áo, giúp tôi đội khăn khi mặc trang phục truyền thống dân tộc Tày... Từ những câu chuyện họ chia sẻ, tôi không chỉ hoàn thành công việc mà còn đúc rút được những bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống. Cũng chính từ việc đi, học, đọc, viết ấy, từ một sinh viên mới ra trường còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm sống, dần dần tôi đã trưởng thành hơn.

Nghề báo đã cho tôi thỏa sức đam mê, rong ruổi trong những năm tháng tuổi trẻ. Đi để tìm tòi, khám phá, đi để sẻ chia, để tích lũy kiến thức và vốn sống, dù vẫn biết rằng, chuyến đi nào cũng có những nhọc nhằn, thậm chí cả nguy hiểm. Những mảnh đất tôi đặt chân đến, những con người tôi gặp là những mảnh ghép đa màu của cuộc sống, là những bài học chứa đựng đạo lý nhân sinh để chính tôi nghiền ngẫm. Có những chuyến đi, những cuộc gặp gỡ "định mệnh” khiến tôi xúc động. Đó là nghị lực của những người dân oằn mình chống chọi với thiên tai, mưa lũ; là những em nhỏ vùng cao với khuôn mặt nhem nhuốc, run rẩy trong vòng tay mẹ vì chỉ mặc duy nhất một chiếc áo dài tay đã cũ trong ngày đông lạnh giá; là những tấm gương vượt khó vươn lên để thành công; những tấm lòng thiện nguyện vì cộng đồng...

Cũng từ những chuyến đi, những người anh, người chị, những bác nông dân thương mến tôi đã gặp ấy đến nay vẫn giữ liên lạc, gọi điện thăm hỏi, động viên tôi trong công việc. Đó là món quà vô giá tiếp thêm sức mạnh, năng lượng để tôi và các đồng nghiệp tiếp tục guồng quay công việc. Cảm ơn nghề báo đã cho tôi nhiều trải nghiệm đặc biệt, thậm chí cả những thử thách để tôi tự khám phá, vượt qua những giới hạn của bản thân. Tự hào với nghề, những người làm báo chúng tôi luôn nâng cao ý thức trách nhiện, luôn cố gắng viết sao cho xứng đáng với tình cảm, ý nguyện mà người dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa đã tin tưởng gửi gắm.



Thu Hằng


Các tin khác


Bài 4 - Nâng niu lời ru đất Mường

(HBĐT) - Dân ca là một loại hình văn nghệ quen thuộc và gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất hàng ngày của Nhân dân các dân tộc. Lời ca ngọt ngào, sâu lắng, gần gũi đã nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao thế hệ. Bằng tâm huyết và niềm đam mê, các nghệ nhân hát dân ca của tỉnh đang ra sức bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị của những làn điệu dân ca, lan tỏa mạnh mẽ trong cuộc sống đương đại, để nét văn hóa truyền thống của dân tộc sống mãi với thời gian.

Bài 3 - Những người giữ hồn cho dân tộc

(HBĐT) - Tiếng nói, chữ viết là công cụ tư duy và là phương tiện giao tiếp để thể hiện, lưu giữ, truyền bá tri thức phản ánh bản sắc của cá nhân và cộng đồng. Đây còn là hồn cốt của mỗi dân tộc. Việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (DTTS) là cấp thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các DTTS là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.

Bài 2 - Nghệ nhân mo Mường và tâm huyết trao truyền di sản

(HBĐT) - "Từ khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú”, tôi ý thức sâu sắc rằng vinh dự này phải gắn liền với trách nhiệm. Trách nhiệm của nghệ nhân mo Mường (NNMM) chúng tôi là phải phát huy giá trị của di sản bằng cách gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau. Chỉ khi hoàn thành xong tâm huyết trao truyền di sản, nghệ nhân chúng tôi mới yên lòng về với Mường Ma…” - nghệ nhân Bùi Văn Lựng, xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) trải lòng.

Tôn vinh những nghệ nhân xứ Mường: Bài 1 - Động lực cho những “báu vật nhân văn sống”

(HBĐT) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử, giá trị di sản văn hoá (DSVH) các dân tộc không bị mất đi mà được bảo tồn, phát huy tạo nên bức tranh đa màu sắc. Công lao trên trước hết thuộc về những nghệ nhân có vai trò nắm giữ, trao truyền. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, họ đang thực hiện sứ mệnh lưu truyền tinh hoa văn hoá truyền thống trong dòng chảy văn hóa Việt.

“3 đỡ đầu” - chắp cánh những ước mơ

(HBĐT) - Xác định "xã hội hóa công tác khuyến học” là yêu cầu cấp thiết nhằm làm chuyển biến nhận thức của xã hội trong việc cộng đồng trách nhiệm khuyến khích, hỗ trợ các em nhỏ đang theo học tại cơ sở giáo dục. Trong khi đó, Yên Thủy là huyện còn khó khăn về kinh tế, học sinh thuộc đối tượng nghèo vượt khó, học sinh khuyến tật vươn lên rất cần được sự chung tay của toàn xã hội. Để có nguồn lực hỗ trợ cho các đối tượng học sinh, Hội Khuyến học (HKH) huyện Yên Thủy đã có những sáng kiến, đột phá đưa sự nghiệp khuyến học có những khởi sắc đó là phong trào khuyến học "3 đỡ đầu” (đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó, đỡ đầu học sinh giỏi thành tài, đỡ đầu học sinh khuyết tật vươn lên) đang được nhân rộng đã góp phần chắp cánh ước mơ tới trường cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Tháng 7 - tưởng nhớ và tri ân

(HBĐT) - "Uống nước nhớ nguồn”, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, "Đền ơn - đáp nghĩa” là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, tri ân những người con ưu tú đã hy sinh vì độc tập, tự do của Tổ quốc. Đặc biệt trong tháng 7, ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7) là dịp để Nhân dân thực hiện truyền thống tốt đẹp đó. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tri ân, tôn vinh các anh hùng liệt sỹ (AHLS) đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của ổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục