Bài 3 - Điều chỉnh, rút kinh nghiệm để tiếp tục phát huy hiệu quả chủ trương đưa cán bộ lãnh đạo sở, ngành theo dõi xã

Trên cơ sở quy định của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, tính đến hết tháng 12/2023 đã có 151/151 Đảng ủy xã, phường, thị trấn gửi phiếu nhận xét đối với 141 đồng chí cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được phân công theo dõi. Theo đó, năm 2023 có 657 lượt cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh về tham dự các nội dung, chương trình tại địa bàn được theo dõi. Cơ bản các đồng chí được nhận xét, đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của BTV Tỉnh ủy; có 129 đồng chí được Đảng ủy xã, phường, thị trấn đề nghị BTV Tỉnh ủy biểu dương, khen thưởng, chiếm 84,4% tổng số cán bộ được phân công theo dõi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chủ trương cán bộ lãnh đạo sở, ngành theo dõi xã cũng bộc lộ một số vấn đề cần lưu tâm.


Đồng chí Đỗ Hải Hồ (đứng trong cùng, bên phải), Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cùng nhà tài trợ trao tặng thiết bị cho Trường TH&THCS Yên Thượng, xã Thạch Yên (Cao Phong).

Những vướng mắc, khó khăn phát sinh

Thực tế kết quả triển khai Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy về quy định cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được cũng đã bộc lộ một số vướng mắc, khó khăn. Trước tiên đó là chưa theo dõi, đánh giá được trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với cán bộ được phân công theo dõi xã, phường, thị trấn.  Còn một số ít đồng chí chưa kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch theo dõi địa bàn được phân công; việc gửi báo cáo kết quả theo dõi 1 năm chưa đảm bảo thời gian theo quy định. Việc bố trí thời gian đi cơ sở của một số ít đồng chí chưa đầy đủ, chưa khoa học, cá biệt có đồng chí để đảng ủy xã đề nghị BTV Tỉnh ủy xem xét thay thế cán bộ khác theo dõi tại phiếu nhận xét năm 2023. 

Nguyên nhân ban đầu được đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy chỉ ra là: Số lượng cán bộ được phân công theo dõi xã còn thiếu, chưa tương ứng với số xã, phường, thị trấn. Một số cán bộ còn được phân công đảm nhiệm theo dõi 2 xã. Một số ít cán bộ được phân công theo dõi địa bàn chưa chú ý, quan tâm để kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch đi cơ sở theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Một số đồng chí được nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác khác nhưng chưa kịp thời phân công cán bộ thay thế. Có đồng chí do đang trong thời gian chờ nghỉ chế độ, do vậy chưa thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi xã...

Thực tế này đòi hỏi cần khẩn trương có sự điều chỉnh trong chỉ đạo, điều hành, cách làm để chủ trương tiếp tục đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả.

Điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh

Từ thực tiễn thực hiện việc cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi xã, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Thời gian tới cần tiếp tục thực hiện tốt Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy. Cán bộ theo dõi địa bàn đảm bảo thực hiện tốt việc xây dựng chương trình theo dõi, báo cáo kết quả theo dõi theo định kỳ đủ nội dung, đúng thời gian quy định. Đối với Đảng ủy xã, phường, thị trấn kịp thời nhận xét quá trình theo dõi đối với cán bộ theo dõi địa bàn vào thời điểm cuối năm đảm bảo đầy đủ nội dung, trung thực, khách quan, đúng mức độ hoàn thành gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy theo quy định. Cán bộ theo dõi địa bàn cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những nội dung còn hạn chế trong quá trình theo dõi địa bàn. Nghiên cứu, nắm vững về tình hình thực tế của địa phương, từ đó đề xuất những biện pháp, giải pháp để hỗ trợ cấp ủy, chính quyền địa phương trên các lĩnh vực.

Cấp ủy các Đảng bộ huyện, thành phố, đặc biệt là Đảng ủy các xã, phường, thị trấn tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ theo dõi địa bàn thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định của BTV Tỉnh ủy; chủ động thông tin với cán bộ theo dõi địa bàn về các vấn đề như công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; các nhiệm vụ về phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh và các vấn đề quan trọng của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quy định. Lấy kết quả theo dõi xã, phường, thị trấn làm cơ sở để BTV Tỉnh ủy xem xét, đánh giá xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo quản lý hàng năm. 

Thực hiện Kết luận số 1016-KL/TU, ngày 08/5/2024 của BTV Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã rà soát, bổ sung một số đơn vị ngành dọc T.Ư để đề xuất bổ sung cử cán bộ theo dõi xã; đồng thời phân bổ số lượng xã, phường, thị trấn theo dõi cơ bản phù hợp tỷ lệ 1/1 với số lượng lãnh đạo của sở, ban, ngành được phân công theo dõi; kịp thời tham mưu BTV Tỉnh uỷ quyết định điều chỉnh, bổ sung phân công cán bộ theo dõi xã (khi có thay đổi về công tác cán bộ) trong phạm vi số lượng lãnh đạo đã được giao cho cơ quan, đơn vị. Việc phân bổ xã, phường, thị trấn theo số lượng lãnh đạo được giao đối với các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và phân bổ xã, phường, thị trấn cho thủ trưởng cơ quan ngành dọc T.Ư đứng chân trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu 1 lãnh đạo theo dõi 1 xã. Khi có biến động về cán bộ lãnh đạo, quản lý, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo BTV Tỉnh uỷ kịp thời phân công cán bộ theo dõi xã, phường, thị trấn, như vậy sẽ đảm bảo các xã luôn có cán bộ lãnh đạo, quản lý được phân công theo dõi, khắc phục tình trạng đơn vị xã, phường, thị trấn có khoảng trống không có cán bộ theo dõi. 

Phân công cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi xã, phường, thị trấn là một nhiệm vụ mới, chưa có tiền lệ trong công tác cán bộ trên địa bàn tỉnh nói riêng, trong phạm vi cả nước nói chung. Đây là nội dung quan trọng, mang tính đột phá, sáng tạo trong công tác cán bộ, các đồng chí cán bộ được phân công theo dõi xã, phường, thị trấn phải thường xuyên bám sát địa bàn được phân công theo dõi; kịp thời báo cáo, kiến nghị, đề xuất BTV Tỉnh ủy, Ủy viên BTV Tỉnh ủy phụ trách đảng bộ các vấn đề về KT-XH; quốc phòng - an ninh. Đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục; những mô hình mới, cách làm sáng tạo để nhân rộng, góp phần thiết thực đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. 

Thông qua từng cán bộ lãnh đạo theo dõi đã giúp BTV Tỉnh ủy kịp thời nắm bắt tình hình để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sâu sát nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh. Đồng thời qua việc đi cơ sở, cán bộ lãnh đạo đã hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, có ý thức quan tâm, chăm lo đến lợi ích chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương.

Việc tham dự các hội nghị của cấp ủy nơi theo dõi đã giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh nắm bắt được thêm thông tin, tình hình cơ sở; từ đó bổ sung, am hiểu thêm kiến thức thực tiễn có tính chất toàn diện, tổng thể trên mọi mặt công tác trong cả hệ thống chính trị ở một địa phương, giúp cán bộ lãnh đạo từng bước nâng cao chất lượng công tác, phục vụ tốt hơn, có hiệu quả cao trong công tác chuyên môn. Đồng thời, giúp cơ sở nắm bắt kịp thời những chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, triển khai các nhiệm vụ hiệu quả hơn, góp phần đổi mới lề lối, tác phong làm việc của cơ sở, nâng cao chất lượng sinh hoạt, phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã, phường, thị trấn.



Nguyễn Văn Duấn
(Ban Tổ chức Tỉnh ủy)


Các tin khác


Hành trình tìm về “địa chỉ đỏ” miền Trung: Bài 2 - Bên mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những ngày tháng 7, trên vùng đất văn hóa, lịch sử Quảng Bình, hàng nghìn du khách và người dân tìm về Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch để dâng hương, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - danh tướng huyền thoại, vị tướng của lòng dân, "người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX "văn võ song toàn”, "đức tài trọn vẹn”.

Hành trình tìm về “địa chỉ đỏ” miền Trung: Bài 1 - Thăm Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc

Tháng 7, hàng vạn người dân và du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc tìm về các "địa chỉ đỏ” trên dải đất miền Trung tham quan, tìm hiểu về truyền thống, bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ, tri ân những người có công lao to lớn đối với độc lập, tự do của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Không khí tại các điểm đến về nguồn trang nghiêm, thành kính.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng dân

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân được ấm no, hạnh phúc.


Công an tỉnh: Giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức xây dựng lực lượng vững mạnh

Trong dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Công an tỉnh đã tổ chức đoàn công tác dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại chiến trường Điện Biên Phủ. Chuyến đi không chỉ là cuộc hành hương về với địa danh lịch sử mà còn là đợt sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS) trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao, phát huy tinh thần "hào khí Điện Biên” trên mặt trận giữ gìn an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm...

Ân tình tháng 7 ở xã Phú Vinh

Thấm nhuần truyền thống, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, "Đền ơn - đáp nghĩa” của dân tộc, những ngày tháng 7 nghĩa tình, các cấp ủy Đảng, chính quyền xã Phú Vinh (Tân Lạc) tổ chức nhiều hoạt động tri ân bày tỏ lòng biết ơn với thế hệ cha anh đi trước đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Để có được nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước như ngày hôm nay, ngoài sự chiến đấu, hy sinh anh dũng của lực lượng quân chủ lực còn có sự đóng góp quan trọng của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP). Dù không trực tiếp cầm súng nhưng họ là những người đã âm thầm, lặng lẽ không sợ gian khổ, hy sinh ngày đêm phục vụ cho tiền tuyến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục