Nhỏ bé nhưng đậm bản sắc, số lượng ít nhưng giàu sức mạnh nội sinh. Cộng đồng người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau gìn giữ cái gốc văn hóa bền chặt để tự tin hòa nhập vào nền văn hóa rực rỡ của Hà Nội. Không những thế, các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc đang được khai thác đúng hướng để trở thành nguồn lực phát triển Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại”.


Lãnh đạo các địa phương của Hà Nội nghe giới thiệu về Lịch Đoi - giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Khai thác các giá trị văn hóa

Tại huyện Ba Vì - nơi có 7 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), dân tộc Mường chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng DTTS với trên 26.160 người. Sau nỗ lực phát huy các giá trị văn hóa, đến nay, 7 xã thành lập được 59 đội bảo tồn văn hóa - có vai trò như những hạt nhân nòng cốt trong công tác giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn huyện. Riêng đối với văn hóa dân tộc Mường, các đội bảo tồn văn hóa thường xuyên tập luyện, sưu tầm các bài diễn tấu chiêng Mường, các điệu múa, làn điệu dân ca Mường và tích cực tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ. Từ năm 2019 - 2024, huyện đầu tư cho các xã 10 bộ chiêng Mường, cấp 250 bộ trang phục để phục vụ các hoạt động bảo tồn văn hóa. Đáng chú ý, đầu năm nay, huyện thành lập Câu lạc bộ Văn hóa nghệ thuật các dân tộc huyện Ba Vì, hứa hẹn tạo thêm những dấu ấn nổi bật trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của vùng đất cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô.

Ông Nguyễn Đức Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì trao đổi: Để thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, yếu tố cốt lõi là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và huy động sự tham gia tích cực của người dân. Quá trình thực hiện, chúng tôi thấm thía câu chuyện bảo tồn gắn với phát huy, giữ gìn gắn với phát triển. Vì thế, để khai thác các giá trị văn hóa trở thành nguồn lực kinh tế - xã hội, huyện Ba Vì chú trọng phát triển văn hóa gắn với du lịch. Đầu năm 2024, huyện ra mắt mô hình du lịch Bản Miền tại xã Ba Vì, hứa hẹn tạo thêm sức hút cho ngành du lịch huyện. Thống kê năm 2023, du lịch Ba Vì đón khoảng 2,7 triệu lượt khách, tăng 34,33% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu đạt khoảng 400 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến năm 2024, huyện đón khoảng 2,8 triệu lượt khách, doanh thu đạt 407 tỷ đồng.

Cũng như Ba Vì, các huyện tập trung nhiều đồng bào dân tộc Mường sinh sống đang nỗ lực khai thác các giá trị văn hóa theo hướng gắn chặt chẽ với chiến lược phát triển du lịch của địa phương. Giai đoạn 2021 - 2030, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa DTTS trên địa bàn Thủ đô bước vào một hành trình mới khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN được triển khai. Trong đó, Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” là 1 trong 10 dự án trọng tâm được thành phố ưu tiên nguồn lực đầu tư, phân thành 2 giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030. 

Hiện, thành phố có 13 xã DTTS&MN thuộc khu vực I của 4 huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai và Thạch Thất, với tổng số 118 thôn; 13/13 xã đều đạt chuẩn nông thôn mới. Theo ghi nhận của Sở Du lịch Hà Nội, các địa phương đang đi đúng hướng khi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế tại các làng nghề truyền thống, hoặc xây dựng các tuyến du lịch khám phá giá trị văn hóa dân tộc giàu bản sắc... Đây là tiền đề thuận lợi để các địa phương hòa nhịp vào sự phát triển của Thủ đô, lấy các giá trị văn hóa làm yếu tố cốt lõi để hội nhập và khai thác thành nguồn lực góp phần xây dựng Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại”.
"Đặc biệt, bản sắc văn hóa chính là nguồn lực quý để các DTTS nói chung, dân tộc Mường nói riêng có thể đồng hành cùng Thủ đô phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH)” - ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội gợi mở.

Cùng Thủ đô phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển CNVH. Điều này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa đối với sự phát triển của Thủ đô. Đồng thời, minh chứng cho sự coi trọng văn hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng bộ nhằm thích ứng với xu thế phát triển văn hóa của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong Nghị quyết số 09-NQ/TU về "Phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Thành ủy Hà Nội xác định mục tiêu đến năm 2025, ngành CNVH của Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, có thể đóng góp đến 8% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố (vào năm 2030) và 10% GRDP của thành phố (đến năm 2045). Như vậy, Hà Nội được định vị trở thành trung tâm của sự sáng tạo, giữ vững thương hiệu Thủ đô nghìn năm văn hiến và hướng tới phát triển CNVH để bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.

Sau 16 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội xứng đáng là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp, là "lõi vàng” của nền văn hiến Việt Nam. Vì thế, trong giai đoạn phát triển mới, Hà Nội - Thủ đô Văn hóa có vị trí và sứ mệnh đặc biệt. Bàn về định hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch của Thủ đô, ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho rằng: Thủ đô ngày nay có lợi thế là 1 trong 2 trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, có môi trường thu hút đầu tư tốt, đặc biệt, có nhiều giá trị văn hóa để khai thác thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đó là tiềm năng to lớn vượt trội để Hà Nội phát triển ngành công nghiệp không khói mà đột phá chiến lược là CNVH. Hòa nhịp vào xu hướng phát triển của văn hóa Hà Nội, dân tộc Mường ở Thủ đô là một bộ phận nhỏ bé nhưng có những giá trị độc đáo, giàu bản sắc. Ví dụ như chiêng Mường là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; mo Mường được xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại… Đó chính là những hồn cốt văn hóa đặc trưng cần được khai thác đúng hướng để trở thành nguồn lực góp phần phát triển Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Được biết, phát triển Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại” là quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị dành cho Hà Nội khi ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu Hà Nội tập trung phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm, động lực phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Mục tiêu đến năm 2030, đưa Hà Nội hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội, trong đó có cộng đồng dân tộc Mường đang sinh sống tại Thủ đô. 


Thu Trang


Các tin khác


Cán bộ tỉnh theo dõi xã - chủ trương lớn, đồng thuận cao


Bài 3 - Điều chỉnh, rút kinh nghiệm để tiếp tục phát huy hiệu quả chủ trương đưa cán bộ lãnh đạo sở, ngành theo dõi xã

Trên cơ sở quy định của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, tính đến hết tháng 12/2023 đã có 151/151 Đảng ủy xã, phường, thị trấn gửi phiếu nhận xét đối với 141 đồng chí cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được phân công theo dõi. Theo đó, năm 2023 có 657 lượt cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh về tham dự các nội dung, chương trình tại địa bàn được theo dõi. Cơ bản các đồng chí được nhận xét, đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của BTV Tỉnh ủy; có 129 đồng chí được Đảng ủy xã, phường, thị trấn đề nghị BTV Tỉnh ủy biểu dương, khen thưởng, chiếm 84,4% tổng số cán bộ được phân công theo dõi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chủ trương cán bộ lãnh đạo sở, ngành theo dõi xã cũng bộc lộ một số vấn đề cần lưu tâm.

Cán bộ tỉnh theo dõi xã - chủ trương lớn, đồng thuận cao



Bài 2 - Bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành

Ngay sau khi nhận quyết định phân công theo dõi địa bàn của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, 142 đồng chí cán bộ lãnh đạo (CBLĐ) được phân công theo dõi xã, phường, thị trấn đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoặc liên hệ với đảng ủy địa bàn được phân công theo dõi để kịp thời nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương. Các đồng chí CBLĐ đã tích cực tham gia ý kiến với lãnh đạo xã, trực tiếp là Thường trực, BTV Đảng ủy trong triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện và địa phương; đề xuất, kiến nghị những mô hình mới, cách làm sáng tạo để xã nghiên cứu triển khai thực hiện. Từ đó bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH tại các địa phương.

Cán bộ tỉnh theo dõi xã - chủ trương lớn, đồng thuận cao

Bài 1 - Để cán bộ sát dân, gần dân

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (BCH T.Ư) Đảng (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp về công tác cán bộ, trong đó có nội dung "Thực hiện việc phân công cán bộ, đảng viên (CB,ĐV) phụ trách hộ gia đình nơi cư trú với các hình thức phù hợp để gắn bó mật thiết với nhân dân; truyền đạt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; nắm chắc tình hình cơ sở; đồng thời, qua đó để nhân dân thực hiện việc giám sát CB,ĐV, nhất là về đạo đức, lối sống”.

Tình cảm sâu nặng của cán bộ, nhân dân tỉnh Hòa Bình đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Với 80 năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng, giữ trọng trách quan trọng của đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, đặc biệt quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, là tấm gương mẫu mực, tận tụy, hết lòng vì công việc song rất gần gũi với quần chúng nhân dân. Cùng với cả nước, cán bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình xúc động bày tỏ sự kính trọng và niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo vĩ đại, một nhân cách lớn của dân tộc Việt Nam.

Hành trình tìm về “địa chỉ đỏ” miền Trung: Bài 3 - Linh thiêng vùng đất lịch sử cách mạng Quảng Trị

Nằm trên dải đất hẹp miền Trung, được ví như điểm tì vai gánh 2 đầu đất nước, địa danh lịch sử Quảng Trị in hằn chứng tích về cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Kết thúc chiến tranh, hơn 55 nghìn liệt sỹ đã hy sinh và yên nghỉ tại các nghĩa trang trên địa bàn tỉnh. Quảng Trị không còn là địa danh của một địa phương, mà đã thành biểu tượng, niềm tự hào chung về một thời hào hùng của một dân tộc anh hùng.

Hành trình tìm về “địa chỉ đỏ” miền Trung: Bài 2 - Bên mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những ngày tháng 7, trên vùng đất văn hóa, lịch sử Quảng Bình, hàng nghìn du khách và người dân tìm về Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch để dâng hương, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - danh tướng huyền thoại, vị tướng của lòng dân, "người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX "văn võ song toàn”, "đức tài trọn vẹn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục