Lịch của người Mường là bộ lịch cổ tri thức dân gian, gọi là sách đoi, được sáng tạo dựa trên quan sát chuyển động của sao đoi. Lịch được làm bằng 12 thẻ tre, mỗi thẻ là một hang, trong đó có một số ngày trong tháng được khắc bằng những ký hiệu khác nhau để đoán định ngày tốt, xấu cho khởi sự công việc (đi làm ăn, làm nhà mới, cưới vợ, gả chồng hay công to việc lớn trong Mường).
Tri thức dân gian lịch tre dân tộc Mường được cộng đồng Mường xóm Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) lưu giữ, trưng bày và vận dụng kinh nghiệm trong cuộc sống.
Người Mường Bi có cách tính lịch khác với người Mường ở nơi khác, gọi là cách tính "ngày lui tháng tới”. Tháng Giêng lịch Mường Bi ứng với tháng 10 lịch Mường các nơi và tháng 10 âm lịch của người Kinh.
Lịch Mường Bi, theo truyền thuyết Mường được hình thành vào thời kỳ đầu vua Dịt Dàng của người Mường. Lịch được hình thành đầu tiên ở Mường Bi, tức là được hình thành vào thời Hùng Vương dựng nước. Truyện kể rằng, vào thời Hùng Vương dựng nước, nhà vua có lần dạo thuyền trên sông, do sơ ý đã để rơi một viên ngọc quý. Nhiều thợ lặn tài giỏi được gọi đến, song không một ai tìm ra. Nhà vua bèn triệu tất cả các đạo sĩ nổi tiếng trong nước để dò tìm viên ngọc, nhưng đều vô hiệu. Một hôm, có thổ lang Mường Bi, tài giỏi nổi tiếng trong Mường xin vào yết kiến nhà vua. Sau khi xem một quẻ bằng chân gà, vị thổ lang này đã tâu với vua rằng, viên ngọc đó đang đợi giờ tốt để trở về với vua. Đến ngày thứ 6, kể từ ngày viên thổ lang gieo quẻ, có người dân chài đem dâng vua một con cá chép to, vừa bắt được ở dưới sông. Người làm bếp của vua mổ cá, thấy trong bụng cá một viên ngọc sáng rực. Tìm được ngọc, nhà vua mừng khôn xiết, cho gọi viên thổ lang vào thưởng nhiều châu báu ngọc ngà, nhưng thổ lang Mường Bi đều từ chối, chỉ xin nhà vua gia ân một điều để cho dân vùng thổ lang cai quản ngày thì lui lại một ngày và tháng lại đến sớm hơn ba tháng. Thấy việc có nhiều ý nghĩa, nhà vua ưng thuận liền cho lập đàn tế cáo trời đất chứng giám. Từ đó, người Mường ở Mường Bi lập lịch và giữ mãi về sau này.
Là cư dân bản địa, có lịch sử lâu đời, sớm đạt đến trình độ văn minh, người Mường có lịch riêng là điều có nhiều cơ sở. Lịch Mường Bi khá chi tiết, định rõ giờ, tuần, tháng, quý và năm. Một ngày của người Mường có 16 giờ (một giờ gần bằng 1,5 giờ của người Kinh); mỗi tháng có 29 - 30 ngày, chia làm 3 tuần, mỗi tuần có 10 ngày; mỗi năm có 12 tháng, chia làm 4 quý.
Lịch có đặc điểm là: lịch trăng theo tháng và tuần (người Mường quan sát sự vận động của trăng để định ra lịch) và lịch hậu vật theo năm.
Lịch Mường Bi có ảnh hưởng sâu sắc đến con người và trong các sinh hoạt của xã hội Mường. Lịch Mường Bi cũng tự giới hạn không gian của nó. Thành ngữ "ngày lùi tháng tới” không mang tính phổ biến đến mức đại diện cho các vùng Mường mà chỉ tồn tại ở Mường Bi, nó có ý nghĩa thực tiễn trong nông lịch, chi phối các sinh hoạt văn hóa vùng Mường Bi.
Với những giá trị độc đáo, đặc biệt đó, lịch tre dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình (cùng với Lễ hội truyền thống Khai hạ, dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình; nghệ thuật Múa Keeng loóng dân tộc Thái, lễ hội Xên bản huyện Mai Châu) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó còn nhiều di sản khác của dân tộc Mường được đánh giá cao, với những nét bản sắc văn hóa độc đáo như: trống Mường, chiêng Mường, mộ Mường, chữ Viết - tiếng nói, làng Mường… Chính những điều cha ông để lại đã làm giàu thêm bản sắc văn hóa Mường, không chỉ tạo sự hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ, sưu tầm dân gian… mà còn tạo được sự thích thú, say mê của du khách gần xa mỗi khi đến Hòa Bình.
(Còn nữa)
V.T (TH)
Cứ dịp tháng Ba đến là khí thế thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, tinh thần tuổi trẻ lại tăng lên gấp bội. Cùng với tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ tỉnh Hòa Bình sẵn sàng đảm nhận các việc khó, việc mới, chung sức xây dựng nhiều công trình, phần việc cụ thể, quyết tâm cao thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
Hòa Bình có hai loại trống Đông Sơn: loại I Heger và loại II Heger. Trống Đông Sơn có khung niên đại từ thế kỷ IV trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên.
Trong thời kỳ tiền sử của Hòa Bình, nổi bật nhất và đặc trưng nhất là nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Người Hòa Bình tự hào về lịch sử lâu đời của mình, là địa điểm đầu tiên được phát hiện và được mang tên của một nền văn hóa đặc trưng không chỉ cho riêng Việt Nam mà cho cả các nước Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc: VHHB. Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp M.Colani đã cho chúng ta biết đến một "Thời đại đá trong tỉnh Hòa Bình - Bắc Kỳ”. Đến ngày 30/1/1932, nền "VHHB” đã được Đại hội các nhà tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội thừa nhận.
Tiếng máy khoan vào đá vang vọng giữa đại ngàn Tây Bắc; tia lửa hàn chớp loé phản chiếu những gương mặt lấm tấm mồ hôi; chiếc xe ì ầm phun bê tông trên mạch đường vừa khai sinh… không khí lao động hối hả hiển hiện trên công trường Dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu đoạn qua địa bàn tỉnh Hòa Bình. Dưới lớp bụi đỏ cuộn lên trong nắng, các mũi thi công hoạt động không ngơi nghỉ, tiến độ được đẩy mức cao nhất. Vượt lên thử thách của địa hình khắc nghiệt, những cán bộ, kỹ sư, công nhân trên công trường không chỉ mở đường cho xe chạy, mà còn đặt nền móng cho sự phát triển bứt phá của cả vùng Tây Bắc.
Hòa Bình tạo dấu ấn đối với du khách gần xa cũng bởi sự đa dạng trong lối sống, sinh hoạt và bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính cùng chung sống lâu đời (tổng số gần 90 vạn dân), đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3% dân số; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn đoàn kết, chịu thương chịu khó, có ý chí phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, mỗi dân tộc thể hiện được bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc và hấp dẫn trên đất Hòa Bình…
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tọa lạc trên đường Võ Văn Tần (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), chỉ cách Dinh Độc Lập khoảng 1,5 km. Nơi đây được thành lập ngày 4/9/1975, tức sau vài tháng so với mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc: Ngày 30/4/1975 - Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày đầu năm 2025, trong không khí cả nước tự hào hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tổ chức trưng bày chuyên đề "Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến”. Đến đây mới thấy thông điệp vì hòa bình in đậm trong từng chiếc huy hiệu, thấm đẫm trong từng câu chuyện lịch sử và làm sống lại nhiều ký ức về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.