(HBĐT) - Hòa Bình miền đất thân thương – cửa ngõ của núi rừng Tây Bắc. Nơi đây cảnh đẹp nên thơ, hùng vĩ. Đặc biệt là nét văn hóa dân gian độc đáo của bà con các dân tộc vùng cao Tây Bắc.

 

Nghệ sĩ ưu tú Bùi Chí Thanh đạo diễn nhiều chương trình nghệ thuật chiêng Mường của tỉnh.

 

Đến với Hòa Bình là đến với đời sống văn hóa của miền sơn cước. Chúng ta được biết đến một cụ ông tuổi trên 80 với tên gọi thân quen ông “Cồng chiêng” thật là hấp dẫn và lý thú. Chúng tôi là những người yêu nghệ thuật, đến thăm gia đình ông. Căn nhà được xây rộng rãi, thoáng mát trên quả đồi ven quốc lộ 6 – phường Chăm Mát (TP Hòa Bình). Đến nhà, ông tiếp đón chúng tôi rất cởi mở, nụ cười rạng rỡ, đôn hậu luôn hiện hữu trên gương mặt thanh tao, đôi mắt sáng long lanh dưới mái tóc trắng như mây bay. Tôi hỏi thăm sức khỏe của ông và gia đình. Qua lời thăm hỏi tôi đi vào vấn đề: “ông ơi! Nay ông đã ở cái tuổi bát tuần sao còn hăng say với nghệ thuật đến thế? cái tên ông Cồng Chiêng là thế nào hả ông”?

 

Ông nhìn tôi cười thân mật và nói với giọng ôn tồn, ấm áp: “Tôi luôn gắn bó, hướng dẫn bà con đánh chiêng, cái tên cồng chiêng là do bà con đặt cho tôi để gọi cho dễ nhớ thôi”.

 

Qua tìm hiểu được biết, tên thật của ông là Bùi Chí Thanh, trước đây là giáo viên giảng dạy trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc. ông đã về hưu hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ ngừng nghỉ nghiên cứu nghệ thuật. ông đi khắp nơi, tới các thôn, bản xa xôi: Sơn La, Điện Biên, Tây Nguyên, Đắk L?k, Mai Châu, Lạc Sơn, Kim Bôi và các xã của thành phố Hòa Bình. Để tìm hiểu về bản sắc văn hóa các dân tộc. ông ăn, ngủ, sinh hoạt cùng bà con, có khi vắng nhà cả tuần hay nửa tháng. Đặc biệt, ông nghiên cứu kỹ về bản sắc văn hóa Thái, Mường, Dao. Mặc dù tuổi cao, sức khỏe hạn chế nhưng ông không quản khó khăn, miễn làm sao hiểu được đời sống văn hóa của bà con vùng cao. Cả đời ông sống và gắn bó với bà con, với núi rừng.

 

Ông gặp gỡ các già làng, các cháu phụ trách văn hóa xã để tìm hiểu nét văn hóa độc đáo riêng của mỗi dân tộc. Mỗi khi đêm về, dưới ánh lửa bập bùng, ông múa xòe cùng bà con, thật gần gũi và gắn bó. Từ trẻ thơ đến các già làng đều quý mến ông như người thân trong gia đình vậy. Khi trở về với gia đình, vợ, con kính trọng và ủng hộ ông hết lòng. Bà Đinh Thị Thủy là giáo viên dạy mỹ thuật ở trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc, nay về hưu, bà là người vợ đẹp, dịu hiền, nhiệt tình giúp đỡ ông về mọi mặt và là động lực giúp ông vượt qua mọi khó khăn để ông chuyên tâm vào nghiên cứu, sáng tác. Những ngày hè oi ả cũng như bao đêm đông  giá lạnh, ông thức thâu đêm để làm việc, ông nghiên cứu kỹ về bản sắc văn hóa của dân tộc Mường - Thái. Mỗi tiếng chiêng vang lên chất chứa tình cảm của ông cùng với bà con, hòa quyện trong tiếng suối, tiếng rừng. Hình ảnh của ông đã gắn bó với nhân dân các dân tộc vùng cao. Cái tên ông “Cồng chiêng” cứ theo ông từ đó.

 

Sự động viên của người vợ hiền tiếp cho ông hơi ấm trên những trang thơ,  cuốn truyện và những tập san viết về nghệ thuật. Thông thạo và hiểu rõ bản sắc văn hóa vùng miền của từng dân tộc đã giúp ông dàn dựng hàng nghìn chiếc cồng chiêng. Kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016, ông đã góp sức dàn dựng dàn chiêng lên tới 1.600 chiếc và hơn 1.000 nghệ nhân trong tỉnh tham gia. Màn diễu hành chiêng đường phố kéo dài hàng cây số, thật hoành tráng và đẹp mắt. Mỗi tiếng chiêng vang vọng, lắng sâu trong mỗi người dân Hòa Bình, trong hồn quê, non nước. Sự đam mê, dày công nghiên cứu đã giúp ông đúc kết được nhiều thành quả, đem lại cho nền nghệ thuật tỉnh nhà và nền văn hóa nghệ thuật nước ta. ông đã góp một phần nhỏ trong việc phát huy và bảo tồn văn hóa chiêng tỉnh Hòa Bình. Hàng trăm bài thơ, sách và nhiều công trình nghiên cứu. Đặc biệt là 3 bộ sách quý tiêu biểu ông viết về:

 

- Nghệ thuật múa dân gian Tây Bắc; Nghệ thuật múa Mường; Tết nhảy của người Dao quần chẹt Hòa Bình.

 

Ông đã vinh dự đón nhận giải thưởng Nhà nước năm 2008 và nhiều huy chương trong ngành văn hóa - một đóng góp trong việc bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa  dân tộc.

 

 

                                                 Nguyễn Phương Đông

                                          (Phường Thái Bình - TP Hòa Bình)

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục