(HBĐT) - Cùng cán bộ UBND xã Hợp Châu (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Thiên ở thôn Nghĩa Kếp, hộ gia đình tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi trang trại. Với việc phát triển mô hình nuôi gà thả vườn và lợn thương phẩm, gia đình anh đã thoát nghèo thành công với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 

Đưa chúng tôi đi thăm trang trại, anh Thiên chia sẻ: “Năm 2006, tận dụng diện tích đất vườn của gia đình, tôi vay vốn ngân hàng và người thân để phát triển mô hình gà thả vườn nhằm tìm hướng thoát nghèo. Tuy nhiên tại thời điểm đó, tôi không có kinh nghiệm và kỹ thuật, đầu ra cho sản không ổn định nên hiệu quả kinh tế thấp. Khó khăn chồng chất khó khăn khi dịch bệnh hoành hành, nhiều đàn gà bị chết vì chưa được phòng bệnh đúng cách. Có thời điểm như năm 2010, đàn gà của gia đình chết gần 200 con cùng với giá gà xuống thấp, gia đình tưởng chừng phải bỏ cuộc. Đến đầu năm 2013, sau nhiều lần được tập huấn, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, nhận thấy mô hình nuôi gà mái đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tôi sử dụng nguồn vốn tiết kiệm của gia đình để phát triển song song hai mô hình nuôi gà thương phẩm và gà đẻ trứng”.

 

 

Trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Thiên ở thôn Nghĩa Kếp, xã Hợp Châu (Lương Sơn) cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Đến nay, trang trại của gia đình anh Thiên được mở rộng lên 7.000 m2, gồm diện tích vườn và hệ thống chuồng trại đáp ứng nhu cầu chăn nuôi. Hiệu quả nhất phải kể đến mô hình nuôi gà đẻ trứng. Lúc cao điểm, đàn gà mái của gia đình có hơn 3.000 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường khoảng 375.000 quả trứng. Với mức giá trung bình 3.200 đồng /quả, gia đình anh thu về 1, 2 tỷ đồng. Trừ chi phí, lãi khoảng 300 triệu đồng. Sau chu kỳ sinh sản 5 tháng, đàn gà mái được bán ra thị trường với mức giá trung bình 64.000 đồng /kg, anh Thiên cũng thu thêm 400 triệu đồng.

 

Ngoài nuôi gà đẻ trứng, mỗi năm, gia đình anh xuất bán khoảng 3 tấn thịt gà thương phẩm. Với giá 75.000 đồng /kg, gia đình anh thu về 210 triệu đồng.

 

Nhạy bén trước nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc của thị trường, đầu năm 2016, gia đình anh Thiên tiếp tục đầu tư xây dựng 200 m2 chuồng trại kiên cố đáp ứng nhu cầu chăn nuôi 100 con lợn. Với quy trình chăn nuôi áp dụng tiến bộ KH -KT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tháng 11 vừa qua, gia đình anh xuất lứa lợn đầu tiên ra thị trường với hơn 4 tấn thịt. Mức giá trung bình 42.000 đồng /kg, gia đình anh thu về 160 triệu đồng (chưa trừ chi phí). 

 

Ngoài phát triển kinh tế để nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, anh Thiên luôn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi với người dân trên địa bàn xã cùng phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra, với nguồn lực tài chính dồi dào, anh Thiên hỗ trợ người dân bằng cách cho vay vốn lãi suất thấp. Một số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gia đình anh giúp không lấy lãi.

 

Ghi nhận đóng góp của anh Nguyễn Văn Thiên vào phát triển kinh tế chung của xã, năm 2015, anh vinh dự được nhận giấy khen của UBND huyện vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước huyện Lương Sơn giai đoạn 2010- 2014. Bên cạnh đó, UBND xã Hợp Châu cũng trao tặng anh giấy khen “Hộ gia đình nông dân sản xuất giỏi trong phong trào Thi đua yêu nước giai đoạn 2010- 2014”.              

 

                                                                           Đức Anh

 

 

Các tin khác


“Thà cô chết chứ không để trò chết”

Đưa các cháu lên nóc tủ hồ sơ, đỡ các cháu đu lên bệ cửa sổ, cho các cháu đứng trên vai cô ngâm mình dưới nước, có cháu rơi xuống nước cô giáo lặn ngụp tìm vớt... 13 học sinh mẫu giáo đã được 4 cô giáo cứu trong cơn lũ dữ.

Người chỉ huy trưởng năng động tìm tòi, cải tiến kỹ thuật

(HBĐT) - Bận rộn với công việc của người Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Cao Phong, thượng tá Hà Văn Thuấn vẫn dành một phần nhỏ trong quỹ thời gian eo hẹp của mình để tìm tòi, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Mô hình sa bàn anh đề xuất và triển khai, thực hiện trong diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2016 được các đại biểu tham dự đánh giá cao với kết quả diễn tập phần cơ chế đạt xuất sắc 9,2 điểm. Đặc biệt, trong Hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ, trang thiết bị huấn luyện cấp tỉnh vừa qua, mô hình sa bàn của anh đã dự đạt giải B.

Gương mặt nhận giải thưởng 15/10

(HBĐT) - Bén duyên với công tác Đoàn, Hội năm 2013, đến tháng 9/2014, Bùi Văn Thắng (ảnh) được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư Huyện Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN huyện Kim Bôi. Từ đó đến nay, Thắng cùng BCH Huyện Đoàn, Ban thư ký Hội chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát huy năng lực, sở trường; tổ chức các hoạt động thanh niên sống đẹp, sống có ích, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế… góp phần không nhỏ tạo nên chuyển biến trong nhận thức, hành động của thanh niên địa phương.

Trưởng khu được nhân dân tin yêu, tín nhiệm

(HBĐT) - Tác phong nhanh nhẹn, luôn gần dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trưởng khu Phạm Văn Hùng, khu II, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) luôn được bà con trong khu yêu mến, tin tưởng.

Người kết nối những tấm lòng thiện nguyện

(HBĐT) - Với vai trò Chủ tịch Hội chữ thập đỏ (CTĐ), trong những năm qua, chị Xa Thị Huyền luôn thực hiện tốt vai trò, chức trách, xây dựng khối đoàn kết, củng cố tổ chức Hội, phát triển, mở rộng mạng lưới cộng tác viên, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động công tác xã hội nhân đạo trên địa bàn huyện Đà Bắc.

 Hiến đất để nhân lên những con đường sáng

(HBĐT) - Với suy nghĩ rất dung dị, đời thường “khi đường sá nâng cấp, mở rộng phong quang hơn, đẹp đẽ hơn thì cuộc sống các con, các cháu mình sẽ khác”, ông Nguyễn Văn Tình ở xóm Phú Châu, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đã tự nguyện hiến gần 3.000 m2 đất để làm đường, đoạn từ xóm Phú Châu đi xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì - Hà Nội). Tấm gương hiến đất của ông được UBND tỉnh đưa vào 1/11 mô hình, điển hình tiên tiến xứng đáng biểu dương và triển khai nhân rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục