(HBĐT) - Nhờ tần tảo làm ăn, luôn khao khát làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Hà Văn Bi, xóm Đai, xã Quy Hậu (Tân Lạc) đã thành công với mô hình làm vườn kết hợp chăn nuôi gia súc, đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.


Ông Hà Văn Bi, xóm Đai, xã Quy Hậu (Tân Lạc) chăm sóc bưởi của gia đình.

Năm 1989, gia đình ông Bi từ xã Lũng Vân về định cư tại xóm Đai, xã Quy Hậu. Nhận thấy đồng đất khá bằng phẳng, màu mỡ, ông Bi đã tìm tòi các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để xây dựng mô hình kinh tế cho gia đình. ông Bi cho biết: "Từ năm 1996, gia đình bắt đầu trồng mía tím và duy trì trong thời gian dài. Sau này, nhận thấy trồng bưởi phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã chuyển đổi một phần diện tích sang trồng bưởi. Trong thời gian chờ bưởi cho thu hoạch, để lấy ngắn nuôi dài, trồng xen cây xạ đen và nuôi trâu, gà đẻ trứng”. Hiện nay, gia đình ông Bi đã trồng được trên 400 gốc bưởi Diễn và bưởi đỏ. Trong đó, 40 gốc bưởi Diễn đã cho thu hoạch, năm tới, những cây còn lại sẽ cho thu.
 
"Năm nay là năm thứ 4, 40 cây bưởi Diễn cho thu hoạch. 2 năm đầu tiên, bình quân thu được trên 3.000 quả/vụ. Riêng năm vừa rồi thu được 7.000 quả, giá dao động từ 20.000 - 28.000 đồng/quả. Vườn mới được 3 năm tuổi, năm nay cũng bói quả, có cây đạt từ 20 - 30 quả, vụ tới sẽ cho thu hoạch”, ông Bi chia sẻ.
 
Trong vườn bưởi của ông Bi, cây xạ đen phát triển khá tốt. Được biết, ông Bi là người đầu tiên trong xã trồng xạ đen với quy mô lớn. "Hồi đó, tôi thấy trong xóm có hộ trồng 2 gốc xạ đen. Cây phát triển rất tốt, chẳng phải chăm bón gì. Tôi nảy ra ý định trồng với quy mô lớn để có thu nhập đầu tư cho vườn bưởi. Sau đó, tôi lấy giống và trồng xen vào vườn bưởi được hơn 1.000 gốc. Loại cây này 1 năm được cắt 4 lứa, bình quân mỗi cây đạt 3 kg/lứa, giá bán tươi 10.000 đồng/kg, còn phơi khô 30.000 đồng/kg”, ông Bi cho biết thêm.
 
Ngoài bán quả bưởi, cây bưởi giống và xạ đen, thu nhập của gia đình ông Bi còn duy trì trên 1 ha mía tím mỗi năm. Tận dụng nguồn thức ăn từ mía, ông Bi chăn nuôi trâu vỗ béo theo hình thức bán chăn thả, mỗi năm xuất bán 2 - 3 con, hiện nay có 7 con. Đồng thời, ông phát triển mô hình chăn nuôi gà ri đẻ trứng, với 100 con gà mái cho hơn 30 quả trứng/ngày. Từ trồng trọt, chăn nuôi đã đem lại nguồn thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.
 
Không chỉ làm kinh tế giỏi, với cương vị là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, ông Bi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được hội viên yêu mến, tín nhiệm. "Đồng chí Hà Văn Bi là cán bộ luôn rất năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, đồng thời cũng là tấm gương điển hình về phát triển kinh tế. Những năm qua, đồng chí luôn tìm tòi, tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi cho các hội viên khác học tập, làm theo”, đồng chí Bùi Thị Hiệp, Chủ tịch Hội HND xã Quy Hậu cho biết.

 

 
                                                                              Viết Đào 

Các tin khác


Người phụ nữ dân tộc Mông làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở huyện Mai Châu có biến chuyển tích cực. Từ đó xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH tại địa phương. Trong đó, chị Vàng Y Mỵ xóm Hang Kia 1, xã Hang Kia là một trong những điển hình.

Trưởng thôn Đồng Luống làm kinh tế giỏi


(HBĐT) - Được giới thiệu của các đồng chí lãnh đạo UBND xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ), chúng tôi đến thăm gia đình chị Đỗ Thị Thướng, trưởng thôn Đồng Luống. Chị Thướng được nhân dân biết đến là người tiên phong phát triển mô hình trồng cây ăn quả có múi tại địa phương. Hiện tại vườn cây ăn quả của gia đình chị đã được nhân rộng lên 9 ha với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cựu chiến binh Đinh Công Lực vượt khó, làm giàu

(HBĐT) - Trong thời chiến là chiến sỹ anh dũng, trở về thời bình, các CCB luôn vượt khó, gương mẫu trong công tác Hội cũng như phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu. Một trong những CCB tiêu biểu của huyện Lương Sơn là CCB Đinh Công Lực ở xóm Suối Bu, xã Trường Sơn. Ông Lực đã quyết tâm phát triển kinh tế gia đình, làm giàu từ chăn nuôi trâu và trồng rừng.

Dù khó việc nhà nhưng không buông việc nước

(HBĐT) - Dù đã được nghe về hoàn cảnh của thiếu tá Nguyễn Xuân Trọng, trợ lý chính trị - Ban CHQS huyện Lạc Thủy nhưng tôi vẫn không tin đó là sự thật. Bởi lẽ, khó có ai vừa trĩu gánh nặng gia đình lại là tấm gương sáng luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao...

Người “vác tù và” ở xã Cư Yên

(HBĐT) - Người “vác tù và” là cái tên mà người dân ở xóm Hang Đồi II nói riêng và người dân ở xã Cư Yên (Lương Sơn) trìu mến đặt cho anh Nguyễn Mạnh Hùng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Cư Yên vì những việc “thuận cho dân, lợi cho nước” mà anh đã làm suốt thời gian qua.

Làm giàu từ mô hình VACR

(HBĐT) - Xây dựng và mở rộng các mô hình kinh tế vườn, ao, chuồng, rừng (VACR) kết hợp là cách làm sáng tạo, một hướng đi phù hợp với điều kiện tự nhiên của nhiều xã tại huyện Lương Sơn. ông Hoàng Văn Chiến, xóm Rụt, xã Tân Vinh là một trong những người thành công khi xây dựng mô hình VACR đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục