Đưa chúng tôi đi thăm vườn cây ăn quả có múi của gia đình, chị Thướng chia sẻ: "Trước khi về nghỉ hưu tại địa phương, tôi tham gia công tác tại Nông trường quốc doanh sông Bôi. Với những kinh nghiệm tích luỹ sau nhiều năm làm việc tại nông trường, tôi nhận thấy mô hình trồng cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Do đó, năm 2013, phát triển mô hình với mong muốn nâng cao thu nhập. Có kinh nghiệm và kỹ thuật trong tay, tuy nhiên, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn vốn để nhân rộng và phát triển mô hình. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ chưa có và giá thành sản phẩm thường bấp bênh”.
Mô hình trồng cây ăn quả có múi của gia đình chị Đỗ Thị Thướng ở thôn Đồng Luống, xã Liên Hòa (Lạc Thủy) cho thu nhập cao.
Không nản chí trước những khó khăn, chị Thướng thường xuyên tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật do chính quyền phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tích cực tham khảo sách, báo, internet và học hỏi những người đi trước để tìm kiếm đầu ra ổn định với giá thành cao. Đến nay, gia trại của gia đình chị Thướng đã được nhân rộng diện tích lên 9 ha cây ăn quả có múi với trên 4.000 cây cam các loại. Trong đó, chủ yếu là giống cam Vinh, cam V2, cam lòng vàng và bưởi Diễn. Bên cạnh đó, để chủ động tạo nguồn giống đảm bảo chất lượng, gia đình chị Thướng tự lai tạo các giống cam có năng suất cao để trồng và cung cấp cho thị trường.
Năm 2016, gia đình chị bán ra thị trường khoảng 27 tấn cam các loại với giá trung bình từ 20.000 đồng /kg trở lên, thu trên 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, mỗi năm, gia đình chị cung cấp cho các xã trong huyện trên 60.000 cây giống các loại và thu về trên 400 triệu đồng. Với chất lượng sản phẩm tốt và giá thành ổn định, gia trại của chị Thướng là địa chỉ tin cậy để các thương lái trong huyện và các địa phương lân cận như Hà Nam, Ninh Bình thường xuyên đến thu mua sản phẩm. Hiện gia đình chị giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức lương 4 triệu đồng /người/ tháng.
Tích cực phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, chị Thướng còn được nhân dân trong thôn tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Tại các buổi họp, với việc lồng ghép việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chị Thướng còn động viên nhân dân tích cực tìm tòi các mô hình kinh tế đem lại thu nhập cao. Hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ những gia đình có ý định khởi nghiệp bằng kỹ thuật và tiền vốn. Hiện nay, toàn xóm đã có 60/180 hộ gia đình phát triển mô hình trồng cây có múi với tổng diện tích trên 80 ha. Trong đó có 20 hộ gia đình được chị Thướng giúp đỡ vay vốn không lấy lãi. Một vài hộ gia đình sau khi khởi nghiệp đã có thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm như gia đình anh Nguyễn Văn Đạt, Phạm Văn Hải…
Với những đóng góp tích cực vào phong trào phát triển KT - XH địa xã, năm 2016, chị Thướng vinh dự được Hội Nông dân tỉnh tặng giấy khen vì đã có thành tích trong phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”.
Đức Anh
(HBĐT) - Con người thật thà, chất phác là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi tiếp xúc với đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Bí thư chi bộ xóm Suối Ngành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn). ông Dũng luôn tâm niệm: “Là người đảng viên, bất kỳ ai cũng phải noi gương Bác Hồ đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Quan trọng phải nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
(HBĐT) - Tiếp xúc với trung tá Đinh Văn Thới (ảnh) – Điều tra viên cao cấp, Phó Trưởng phòng an ninh điều tra, Công an tỉnh, chúng tôi thấy anh khá kiệm lời, hiếm khi anh bày tỏ cảm xúc của mình. Có lẽ nghiệp điều tra đã định hình tính cách của anh, một con người thận trọng, sâu sắc, chín chắn trong suy nghĩ lẫn hành động. Là người con Yên Bái, trung tá Đinh Văn Thới chọn mảnh đất Hòa Bình để lập nghiệp và nuôi dưỡng hành trình mang cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.
(HBĐT) - Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc áp dụng tiến bộ KHCN, ứng dụng CN-TT vào sản xuất, trao đổi hàng hóa và quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, nông thôn là cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian nhất trong việc tiếp cận thị trường. Đó là cách quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam Cao Phong mà anh Bùi Văn Xuân, xóm Trang Giữa 2, xã Tân Phong (Cao Phong) đã và đang thực hiện. Vượt qua hàng nghìn thí sinh trên cả nước, Bùi Văn Xuân đã vinh dự giành giải nhất cuộc thi “Nông dân với CNTT” do T.ư Hội Nông dân Việt Nam tổ chức vào tháng 10/2016 tại Hà Nội.
(HBĐT) - “Sinh ra ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng đã nuôi dưỡng cho thanh niên Nật Sơn (Kim Bôi) chúng tôi ý chí kiên cường. Tuy đã trải qua rất nhiều khó khăn, thất bại nhưng chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ. Cho đến nay, mô hình kinh tế mà tôi đang theo đuổi bước đầu đã đi vào hoạt động ổn định và cho những mùa trái ngọt…”. Đó là chia sẻ của Bùi Văn Tĩnh ở xóm Rộc, xã Nật Sơn, điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi tại huyện Kim Bôi, hạt nhân tiêu biểu của CLB thanh niên phát triển kinh tế tỉnh trong lần đón đoàn công tác của T.ư Đoàn về thăm.
(HBĐT) - Bằng sự nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, thực hiện tốt các chương trình, phong trào của tổ chức Hội Phụ nữ, chị Vũ Thị Hương, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Kỳ Sơn là điển hình học tập, làm theo lời Bác Hồ của huyện Kỳ Sơn, vinh dự là đại biểu đại diện hơn 6.000 hội viên Hội phụ nữ toàn huyện tham dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017- 2022.
(HBĐT) - Măng tây xanh là loại cây trồng có nguồn gốc từ Mỹ. Đây là loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe, được thị trường ưa chuộng. Từ những ưu điểm của cây măng tây xanh, nhiều hộ nông dân lựa chọn cây trồng này để phát triển kinh tế. Cùng cán bộ Hội Nông dân huyện Lương Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây măng tây của gia đình anh Nguyễn Trọng Miên, chị Nguyễn Thị Hậu tại xóm Hợp Thung - xã Long Sơn. Đây là một trong những hộ đầu tiên của huyện Lương Sơn trồng giống cây này.