(HBĐT) - Là bí thư kiêm trưởng xóm duy nhất của xã Thượng Cốc (Lạc Sơn), đồng chí Bùi Văn Hiệu (sinh năm 1981) đến nay đã có 5 năm làm trưởng xóm và 7 năm làm bí thư chi bộ. Với sự nhiệt tình, trách nhiệm, nỗ lực của đồng chí bí thư kiêm trưởng xóm năng nổ, nhiều năm liền chi bộ xóm Rậm Cọ được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xóm luôn dẫn đầu các phong trào thi đua của xã Thượng Cốc.


Đồng chí Bùi Văn Hiệu, Bí thư chi bộ kiêm trưởng xóm Rậm Cọ, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) thường xuyên đến các hộ trong xóm nắm bắt tình hình phát triển kinh tế, đời sống người dân.

Chúng tôi về thăm Rậm Cọ khi nhà văn hóa (NVH) xóm đang gấp rút được hoàn thành. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Hiệu, Bí thư chi bộ kiêm trưởng xóm cho biết: Xóm Rậm và xóm Cọ sáp nhập thành xóm Rậm Cọ. Xóm có 207 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu. Mỗi khi họp xóm NVH cũ không đủ sức chứa, bà con phải ngồi ngoài sân, gốc cây rất vất vả, việc triển khai công việc cũng vì thế giảm hiệu quả. Việc xây dựng NVH xóm mới rất cần thiết, tuy nhiên đời sống người dân còn nhiều khó khăn, xóm có tới 41/207 hộ thuộc diện hộ nghèo. Do đó, việc xây dựng NVH xóm cần có cách làm phù hợp. Quyết tâm cao phải xây dựng NVH xóm mới, tôi đã đưa vấn đề này ra họp bàn tại chi bộ, được sự đồng thuận của 100% đảng viên rồi mới đưa vấn đề ra họp dân. Sau 4 lần họp dân thì 100% bà con đồng thuận xây dựng NVH xóm mới.

NVH xóm Rậm Cọ mới được xây dựng với diện tích 230 m2, sân rộng hơn 1.000 m2, có hệ thống rãnh thoát nước, tổng mức đầu tư gần 1 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 130 triệu đồng, còn lại người dân đóng góp bằng tiền và ngày công. Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng thành công NVH xóm đối với một xóm còn nhiều khó khăn như Rậm Cọ, đồng chí Bí thư chi bộ kiêm trưởng xóm cho biết: Điều quan trọng nhất là phải đưa mọi việc ra bàn bạc dân chủ, công khai. Với những hộ ban đầu chưa đồng thuận tôi gặp gỡ, vận động, tuyên truyền thêm. Để xây NVH xóm, mỗi hộ phải đóng góp khoảng 2 triệu đồng. Nếu đóng một lần sẽ rất khó nên chúng tôi đã chia nhỏ thành nhiều đợt đóng, mỗi đợt 500 nghìn đồng để bà con còn xoay sở. Ngoài ra, để giảm tiền đóng góp, chúng tôi huy động Nhân dân tham gia ngày công san lấp, cải tạo mặt bằng, vận chuyển vật liệu, làm sân, làm rãnh thoát nước… NVH hoàn thiện bà con rất phấn khởi, hài lòng.

NVH xóm Rậm Cọ khánh thành đưa vào sử dụng ghi đậm dấu ấn của người Bí thư chi bộ kiêm trưởng xóm năng nổ, nhiệt huyết Bùi Văn Hiệu. Trong quá trình xây dựng NVH, anh Hiệu có mặt hàng ngày để đôn đốc tiến độ, giám sát chất lượng công trình. Là xóm còn nhiều khó khăn, nhưng với sự gương mẫu, đầu tàu của Bí thư chi bộ kiêm trưởng xóm, Rậm Cọ cũng đã hoàn thành cơ bản việc thí điểm dồn điền, đổi thửa của xã Thượng Cốc.

Khởi đầu từ nhiệm vụ công an viên của xóm, rồi làm trưởng xóm, sau đó làm bí thư chi bộ và giờ là bí thư chi bộ kiêm trưởng xóm, anh Hiệu đã có 14 năm gắn bó với hoạt động của xóm Rậm Cọ. Anh thông thạo, hiểu rõ từng hộ gia đình, từng hoàn cảnh. Chia sẻ về công việc hiện tại, anh cho biết: Khi được đảng viên và bà con trong xóm tín nhiệm bầu làm bí thư rồi kiêm cả trưởng xóm, tôi thấy khá áp lực. Thuận lợi là công tác chỉ đạo của xóm xuyên suốt, thống nhất, nhanh hơn, dễ làm hơn, giảm phiền hà các công đoạn phân công nhiệm vụ. Tuy nhiên kiêm nhiệm như vậy cũng khá khó khăn, vừa ra chủ trương rồi lại làm luôn nên cần hết sức cân nhắc, thận trọng để làm đúng chức trách. Công việc cũng bận rộn gấp đôi so với trước đây chỉ làm trưởng xóm hoặc bí thư, nhưng vì bà con đã tín nhiệm bầu, chi bộ giao nhiệm vụ nên tôi luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Dương Liễu


Các tin khác


Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục