(HBĐT) - Dù tuổi đã cao nhưng ông Bùi Ngọc Thuận (SN 1943) ở xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn hoạt bát và minh mẫn. 25 năm tính từ lúc về nghỉ hưu, ông dành trọn tâm sức giữ và truyền lửa văn hoá dân gian.


Nghệ nhân Ưu tú Bùi Ngọc Thuận (bên phải) hướng dẫn các thành viên đội văn nghệ xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) trình tấu xéc bùa.

Vào những dịp cần thiết, khoảng sân rộng trước hiên nhà ông Thuận được "trưng dụng” làm nơi sinh hoạt, tập luyện của CLB hát thường đang, bộ mẹng của xã. Ông Thuận tâm sự: Từ ngày bé, tôi đã theo các phường xéc bùa, đeo đuổi theo học ông bà, cha chú, rồi lời chiêng, câu hát cứ thế thấm sâu. Đến khi lớn lên, tôi được cha ông trao truyền mo Mường suốt cả một quá trình. Sau này, khi hoàn thành nhiệm vụ công tác ngành, tôi trở về địa phương và tiếp tục phát huy vai trò đảng viên gương mẫu. Bằng tiếng nói của người có uy tín, tôi tuyên truyền, vận động bà con ở khu dân cư đoàn kết, chung tay xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn bản sắc.

Từng có thời điểm do tác động của nền kinh tế thị trường, một số nét đặc trưng của văn hoá truyền thống bị phai nhạt. Là người con dành trọn tình yêu với quê hương Mường Thàng, ông Thuận không khỏi tâm tư, mong muốn góp sức nhỏ bé cùng với những người có cùng tâm huyết đồng hành bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Vùng Mường Thàng có nghề truyền thống đan lát. Dạo mới về nghỉ chế độ, ông Thuận tìm hiểu lại thì thấy nghề này đã bị lãng quên nhiều, ngoài ông ra chỉ còn vài người giữ được. Với mong muốn khôi phục nghề thủ công truyền thống, ông vừa đi tìm hiểu thị trường cũng như kết nối nguồn tiêu thụ, vừa động viên, truyền dạy những người trẻ học và làm nghề. Hiện nay, các sản phẩm thủ công truyền thống do bà con trong xóm làm ra, như: mâm đựng xôi, mâm ăn cơm, giỏ, mẹt… được khách hàng ưa chuộng nhờ tính bền, giữ được nét xưa và làm bằng vật liệu thân thiện với môi trường.

Những năm gần đây, công tác bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc được cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Ông Bùi Ngọc Thuận là một trong những cá nhân tiêu biểu tham gia tích cực trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Không chỉ là nòng cốt trong phong trào, hoạt động của CLB liên thế hệ xóm Bưng, ông còn là Chủ nhiệm CLB hát dân ca Mường của xã và Chủ nhiệm CLB Mo Mường Thàng.

Ông Thuận tự hào chia sẻ: Các CLB duy trì hoạt động đều đặn, nhất là CLB hát dân ca. Định kỳ vào tối thứ Bảy, các thành viên có mặt đông đủ tại nhà văn hoá xóm sinh hoạt, tập luyện sôi nổi. Nhiều thành viên là hạt nhân văn hoá, văn nghệ được tuyển chọn tham gia trình diễn tại sự kiện lớn của địa phương, các ngày hội, hội thi trình tấu chiêng Mường, hát dân ca Mường cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt, đội văn nghệ nòng cốt của CLB do ông làm "nhạc trưởng” được huyện chọn cử tham gia hội thi phường xéc bùa giữa 4 vùng Mường (Bi, Vang, Thàng, Động) tại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình, năm 2023.

Bên cạnh đó, ông cũng dành nhiều tâm huyết trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá mo Mường với vai trò Chủ nhiệm CLB Mo Mường Thàng. Bản thân ông nắm giữ khoảng 20 bài mo, tham gia thực hành thường xuyên và cử chọn một số thầy mo trong CLB truyền dạy cho lớp trẻ. Ông cùng một số nghệ nhân trong CLB hát dân ca Mường luôn nhiệt tình phối hợp với Phòng Văn hoá - Thông tin huyện và trường học mở lớp truyền dạy chiêng Mường, dân ca Mường cho các thế hệ học sinh.

Đến thời điểm này, ông Bùi Ngọc Thuận là nghệ nhân duy nhất của huyện Cao Phong được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú (lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian). Cuộc sống của ông giống như nhiều nghệ nhân khác, dẫu không dư giả nhưng ông luôn tự hào đã và đang sống hết mình vì những đam mê và tình yêu dành cho văn hoá dân gian, tiếp tục cống hiến không ngừng nghỉ để những áng mo Mường, nghệ thuật chiêng Mường và những câu hát dân ca Mường được lưu truyền mãi.

Bùi Minh


Các tin khác


Bùi Văn Hiệp - gương mặt tiềm năng của thể thao Hòa Bình

(HBĐT) - Sinh năm 2007 tại xã vùng cao Ngổ Luông (Tân Lạc), Bùi Văn Hiệp là gương mặt trẻ, đa tài, nỗ lực tập luyện để phát triển tài năng thể thao. Gắn bó với thể thao thành tích cao khoảng hơn 4 năm, Bùi Văn Hiệp đã gặt hái được những tấm huy chương quý giá.

Người “giữ lửa” văn hoá dân tộc Mường

(HBĐT) - Đã bước sang tuổi 60 nhưng đam mê dành cho văn hóa Mường của bà Đinh Thị Kiều Dung, khu dân cư Bo, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi chưa bao giờ vơi. Bà vẫn dành phần lớn thời gian nghiên cứu, sưu tầm và lưu truyền bản sắc đặc trưng của văn hóa Mường. Đối với bà, những việc đã, đang làm không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Mường tại địa phương mà cũng là một cách để bà học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cô Vũ Thị Huế - hội viên khuyến học tâm huyết

(HBĐT) - Cô Vũ Thị Huế sinh năm 1960, sống tại khu phố Yên Bình, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) nguyên là giáo viên tiểu học nghỉ hưu từ tháng 4/2015. Với tâm huyết của người giáo viên yêu nghề, mến trẻ, cô tiếp tục cống hiến cho phong trào khuyến học của địa phương. Tháng 10/2015, cô Vũ Thị Huế xin vào Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học thị trấn Hàng Trạm. 

Mạnh dạn khởi nghiệp, thành công bước đầu

(HBĐT) - Chỉ sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình khởi nghiệp trang trại chăn nuôi dúi thịt và dúi sinh sản của Bùi Văn Nhật, xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Chàng trai bản Khem quyết tâm làm giàu trên quê hương

(HBĐT) - Từ bỏ công việc có thu nhập cao, chàng thanh niên người Tày - Lò Văn Tuất (SN 1994) quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Khởi nghiệp từ mô hình kinh tế tổng hợp với không ít khó khăn, nhưng Tuất đã có định hướng cho riêng mình.

Chiến sỹ công an nhặt được của rơi trả lại người mất

(HBĐT) - Công an huyện Lương Sơn vừa nhận được thư cảm ơn của anh Trần Quang Thiện, sinh năm 1973, trú tại xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, hiện đang làm công nhân tại huyện Lương Sơn. Anh Thiện bày tỏ xúc động, cảm kích trước việc làm tận tụy, vì Nhân dân phục vụ của cán bộ Công an huyện Lương Sơn đã giúp anh tìm lại tài sản bị mất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục