(HBĐT) - Cựu chiến binh Bùi Văn Nhụng sinh ra và lớn lên tại xóm Lương Mỹ, xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy. Cũng như bao thanh niên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1972, ông lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên. Năm 1982, ông được phục viên về quê hương, tham gia chi ủy chi bộ xóm.



Cựu chiến binh Bùi Văn Nhụng, xã Lạc Lương (Yên Thủy) phát triển mô hình nuôi gà ri thả đồi. 

Khi đó cuộc sống ở vùng quê rất nhiều khó khăn, ông tham gia làm nhiều công việc để mưu sinh, tiết kiệm vốn. Năm 2015, ông bàn với gia đình vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 20 triệu đồng, cùng số vốn tích góp và vay mượn bạn bè, ông đầu tư chăn nuôi lợn, gà, trồng cây ăn quả, đào ao thả cá với tổng diện tích 2 ha, gồm 2.000 m2 ao thả cá, nuôi vịt, trang trại nuôi gà thả đồi 6.000 m2, trang trại lợn 5.000 m2, khu vực đất trống ông đầu tư trồng bưởi, cam…

Ông Bùi Văn Nhụng chia sẻ: Với tinh thần của người lính Cụ Hồ, không chịu khuất phục trước khó khăn, tôi tự mày mò học hỏi cách làm ăn, học qua sách báo, tài liệu, mô hình phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Sau 4 năm, mô hình VAC đã xây dựng thành công, phát triển tốt, thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016, sau khi trừ chi phí, gia đình thu lãi 170 triệu đồng. Đến nay, bình quân mỗi năm thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, mô hình tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động người địa phương với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng.


Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông còn hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ dân, tạo tinh thần "tương thân, tương ái" trong sản xuất chăn nuôi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giúp đỡ các hộ khó khăn về vốn và khoa học kỹ thuật. Gia đình ông luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy định của địa phương, luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng học tập trau dồi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình; nhiệt tình tham gia các phong trào của địa phương, Hội Cựu chiến binh, chi bộ Đảng cũng như xây dựng nông thôn mới của địa phương. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia xây dựng và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, gia đình ông đã mở tuyến đường từ đầu xóm đến trang trại dài hơn 1 km, tạo thuận lợi cho bà con nông dân đi lại lao động sản xuất.

Đồng chí Quách Tất Phiến, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Lạc Lương cho biết: "Là cựu chiến binh, đảng viên, ông Nhụng luôn nêu cao gương sáng đi đầu trong mọi hoạt động của Hội, của xóm làng, địa phương, gương mẫu trong sinh hoạt, hàng năm gia đình ông đều tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội như: Ủng hộ Tết Trung thu cho các cháu trong xóm, giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ xóm khi có việc tổ chức các hoạt động chung, ủng hộ các loại quỹ từ thiện tại địa phương… Hàng năm gia đình ông Nhụng đều đạt danh hiệu gia đình văn hóa và đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm 5 năm liên tục (2015 - 2019). Các năm 2021, 2022 được UBND xã Lạc Lương, Hội Cựu chiến binh huyện Yên Thủy khen thưởng hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức cho các cựu chiến binh trong xã đến thăm quan, học tập, nhân rộng mô hình, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương”.

Xuân Thiên (Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục