CCB Bùi Đắc Quang, xóm Tày Măng, xã Tu Lý (Đà Bắc) gới thiệu với lãnh đạo Hội CCB tỉnh và huyện về giống cây giảo cổ lam trên vùng Đà Bắc.

CCB Bùi Đắc Quang, xóm Tày Măng, xã Tu Lý (Đà Bắc) gới thiệu với lãnh đạo Hội CCB tỉnh và huyện về giống cây giảo cổ lam trên vùng Đà Bắc.

(HBĐT) - Quê gốc Hưng Yên, sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, gắn bó tuổi trẻ với chiến trường B5. Sau cuộc đời binh nghiệp, ông lại nổi tiếng ở vùng đất Đà Bắc với cái tên ông Quang giảo cổ lam. Đó chính là CCB Bùi Đắc Quang, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tùng, có trụ sở tại xóm Tày Măng, xã Tu Lý (Đà Bắc).

 

Sau những tháng năm ở chiến trường trở về, sức khỏe của ông kém nên phải điều trị liên tục ở các bệnh viện với biết bao là bệnh, nào thoái hóa cột sống, tiểu đường tuýp II, mỡ máu cao, xơ vữa mạch máu…, có lúc bệnh nặng, ông không tự nâng nổi cánh tay mình. Trong lúc bi quan ông dùng một loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược giảo cổ lam. Lùng tìm sách báo về các loại thảo dược thấy giảo cổ lam còn mang nhiều tên: thất diệp đởm, cây trường sinh, cỏ thần kỳ…, cây chỉ mọc ở vùng núi đá từ độ cao 600 – 2.000 m so với mực nước biển. Ông nghĩ “Nếu dùng trực tiếp giảo cổ lam hiệu quả chữa bệnh sẽ tốt hơn” và bắt đầu hành trình lăn lộn khắp núi rừng vùng núi Đà Bắc tìm loại cỏ thần kỳ. Mặc dù thời gian này, cuộc sống gia đình còn không ít những khó khăn, vất vả nhưng với tâm huyết, tinh thần của người lính Cụ Hồ, ông cũng đã tìm được cây giảo cổ lam trên vùng Đà Bắc và nhân giống thành công cây thảo dược này. Ông Quang cho biết: Thành công trong nhân giống giảo cổ lam không chỉ giữ được dược tính, bảo vệ nguồn gen của cây mà đã tạo việc làm cho hàng trăm hộ dân nằm trong vùng nguyên liệu và chính bài thuốc từ giảo cổ lam đã chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Điều đó làm cho ông thấy vui và ngày càng say mê công việc hơn.

 

Việc tìm ra cây giảo cổ lam trên vùng Đà Bắc đối với ông Quang như cái cho vì vừa giúp ông loại bỏ những căn bệnh vừa đem đến cho ông cuộc sống, hạnh phúc mới. Mặc cảm bệnh tật và bất hạnh trong hôn nhân khiến ông Quang càng kiệt quệ cả thể xác lẫn tinh thần. Những khi đi tìm cây thuốc bị cảm sốt nằm li bì trong lán dưới gốc cây không ai chăm sóc. Thế rồi cô gái Mường Tu Lý Đinh Thị Khanh khi đó là cán bộ địa chính xã, trong những lần đi kiểm tra đất đai đã gặp, cảm mến nghị lực người lính già hơn mình gần hai giáp. Dù gia đình phản đối quyết liệt nhưng cái duyên trời vẫn cho họ nên duyên chồng vợ. Giờ đây, con trai đầu của 2 người đã học tiểu học và đứa con thứ hai sắp chào đời. Ông Bùi Đắc Quang trụ lại đất Đà Bắc. Giờ đây ông lo trả nghĩa rừng xanh và vun đắp tình người nơi quê vợ.

 

Ban đầu, ông Quang chỉ thu hái, chế biến và đóng gói trà giảo cổ lam thủ công. Đầu năm 2011, được sự giúp đỡ của các kỹ sư trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông đầu tư lắp đặt hệ thống máy sấy tự động, máy đóng gói theo công nghệ hút chân không, máy dán nhãn. Xưởng sản xuất của ông hiện có hơn 10 lao động, trong đó có nhiều người là con em các CCB trên địa bàn xã Tu Lý và các xã xung quanh với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Các hộ dân trong vùng nguyên liệu đều được Công ty của ông cung cấp cây giống, hỗ trợ vốn để trồng, bảo vệ cây và được công ty thu mua với giá phù hợp, từ đó có thu nhập ổn định.

 

Để mở rộng sản xuất, đầu tháng 1/2012, CCB  Bùi Đắc Quang đã mạnh dạn làm thủ tục vay Ngân hàng CSXH tỉnh 300 triệu đồng đầu tư cho công nghệ sản xuất mới. Với nguồn vốn được vay với lãi suất ưu đãi như được tiếp thêm sức mạnh, doanh nghiệp Hoàng Tùng của ông Bùi Đắc Quang đã đầu tư cải tạo nhà xưởng, cánh cửa ra, vào, cửa sổ, cửa thông gió đều được lắp lưới chống côn trùng để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn trong sản xuất. Cùng với cái tâm và nhiều công sức cùng thời gian, CCB Bùi Đắc Quang đã có được một doanh nghiệp Hoàng Tùng như bây giờ. Vừa khai thác nguyên liệu trong tự nhiên để sản xuất, vừa ươm trồng nhân giống vận động mọi người cùng trồng để màu xanh giảo cổ lam ngày càng phủ rộng trên núi rừng Đà Bắc là cách mà ông Quang đang làm. Năm 2008, ông Quang chỉ mới thu gom giảo cổ lam để sơ chế và bán nguyên liệu thì đến nay, ông đã có hệ thống nhà xưởng chế biến ra thành phẩm và xây dựng được thương hiệu riêng trà thảo dược giảo cổ lam Ba Tri.

 

Giờ đây, khi đã xây dựng được thương hiệu trà thảo dược giảo cổ lam Ba Tri. Tâm nguyện của ông Quang là vẫn tiếp tục quảng bá, củng cố phát triển thương hiệu. Đồng thời, ươm trồng mở rộng vùng nguyên liệu. Chỉ trong 3 năm, ông Quang đã cùng các cộng sự và người dân địa phương ươm và trồng ra môi trường tự nhiên trên 600.000 cây giống giảo cổ lam. Cây 1 năm tuổi đã có thể cho thu hoạch vụ đầu 2-3 kg lá tươi. Với cách làm này, rừng giảo cổ lam mãi xanh tốt và thương hiệu trà giảo cổ lam Ba Tri của ông Quang ngày càng vươn xa.

 

Với những kết quả ấy, doanh nhân Bùi Đắc Quang đã được tuyên dương doanh nhân cựu chiến binh tiêu biểu, làm kinh tế giỏi; được Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị và Thủ tướng Chính phủ trao giải bạc giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2011; được Bộ NN&PTNN quyết định trao giải bông lúa Vàng Việt Nam lần thứ nhất năm 2012. Ngoài ra, CCB Bùi Đắc Quang còn nhận được các giải thưởng như: cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng, thương hiệu đại Việt hội nhập Asean và quốc tế; thương hiệu mạnh và phát triển bền vững cùng nhiều danh hiệu cao quý khác. Đó là những phần thưởng xứng đáng cho người CCB giàu nghị lực. Như ông Quang vẫn thường giãi bày: “Chính cái duyên đất, tình người nơi này đã cho tôi thành quả hôm nay”.

 

 

                                                                     Hoàng Huy

 

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục