Cách xa Trung tâm Y tế (TTYT) huyện gần 40 km, đường quanh co đèo dốc khó đi, nên mỗi khi ốm đau đa số người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) đều tìm đến Trạm y tế (TYT) xã. Trong 8 tháng năm nay, TYT xã khám và điều trị cho 830 lượt người.


 

Trạm y tế xã Trung Thành (Đà Bắc) thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe, hể chất cho trẻ em trên địa bàn.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Hà Thị Hùng, xóm Trung Tằm, xã Trung Thành cho biết: Bà con Trung Thành rất phấn khởi khi được Nhà nước quan tâm xây dựng TYT xã khang trang, đầy đủ trang thiết bị để khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân. Chúng tôi đã được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nên việc KCB tại xã hoàn toàn theo chế độ BHYT, người dân không mất tiền.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm vấn đề chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với những chính sách hỗ trợ cụ thể như: tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS; miễn giảm, hỗ trợ chi phí KCB thông qua các hình thức: cấp thẻ BHYT, hỗ trợ một phần kinh phí mua BHYT và các hình thức hỗ trợ khác.

Trước tiên, thiết thực quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS, tỉnh ưu tiên các nguồn lực xây dựng hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở. Toàn tỉnh có 219 đơn vị y tế công lập thực hiện KCB (Bệnh viện Đa khoa tỉnh hạng I; Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh và 10 TTYT hạng II; 207 TYT và điểm TYT) đáp ứng nhu cầu KCB của người dân. Cơ sở hạ tầng y tế được xây dựng khang trang, đầu tư trang thiết bị hiện đại, lực lượng y, bác sỹ, nhân viên y tế đủ về số lượng, chất lượng không ngừng được nâng cao. Đến nay, 100% xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có TYT xã, trong đó, 98 xã (chiếm 65%) đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Số giường bệnh/1 vạn dân đạt 29,5 giường, số bác sỹ/1 vạn dân đạt 9,8 bác sỹ. Nhờ vậy, đồng bào DTTS cơ bản được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, được KCB miễn phí. Các dịch bệnh, loại bệnh thông thường ở vùng đồng bào DTTS và miền núi cơ bản được khống chế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm đáng kể...

Bên cạnh đó, chính sách BHYT cho người nghèo, người cận nghèo và đồng bào DTTS được thực hiện có hiệu quả. Hiện nay người dân thuộc hộ nghèo, hộ DTTS sống tại khu vực điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mua BHYT. Thực hiện Luật BHYT, giai đoạn 2019 - 2024, toàn tỉnh đã tổ chức mua, cấp phát 1.021.714 thẻ BHYT cho người DTTS sống ở vùng khó khăn. Góp phần nâng tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh tham gia BHYT hiện nay đạt 95,25%.

Nhờ đó, đồng bào DTTS, phụ nữ, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, đồng bào nghèo được KCB miễn phí, chính sách BHYT thực hiện đúng quy định.

Thực tế hiện nay cho thấy, công tác KCB cho đồng bào DTTS được triển khai ở tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến tỉnh. Ngoài ra, công tác dân số/kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến từng địa bàn dân cư. Việc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sàng lọc và chẩn đoán trước sinh được quan tâm. Qua đó từng bước giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được đẩy mạnh. Trước đây những người cao tuổi vùng DTTS chỉ khi đau ốm nặng mới đi khám tại cơ sở y tế,giờ đây thông qua hoạt động khám sàng lọc giúp phát hiện bệnh sớm, được bác sỹ tư vấn điều trị, cấp thuốc.

Với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng công tác KCB, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS, tỉnh đang triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị y tế. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sỹ; đổi mới phong cách, thái độ ứng xử của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người dân. Tăng cường tuyên truyền, vận động hộ gia đình tham gia mua BHYT tự nguyện tiến tới BHYT toàn dân. Duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS để nâng cao chất lượng dân số; quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, phụ nữ và trẻ em. 


Dương Liễu

Các tin khác


Tỷ lệ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được tuyển dụng chiếm 67,1%

Những năm qua, công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số được chú trọng, nâng cao cả chất lượng và số lượng. Giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh Hoà Bình đã tuyển dụng 836 công chức, viên chức, trong đó có 561 công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 67,10%.

Huyện Cao Phong: Trên 77 tỷ đồng đầu tư các công trình vùng dân tộc thiểu số

Từ năm 2019 - 2024, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Cao Phong đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc 4 dự án.

Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Việc chăm lo đồng bào dân tộc không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước mà còn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 79 năm ngày Độc lập, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng được cải thiện, nhiều nét văn hoá và phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn. Có được kết quả đó là nhờ những chương trình, chính sách hỗ trợ được triển khai hiệu quả, tạo sinh kế cho ĐBDTTS vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Huyện Yên Thủy quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Huyện Yên Thuỷ có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 69,22%, dân tộc Kinh chiếm 30,06% và một số ít dân tộc khác. Những năm qua, huyện triển khai nhiều giải pháp giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.

Huyện Lạc Sơn: Giải ngân 967 triệu đồng thực hiện các hoạt động giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Từ năm 2022 đến nay, thực hiện tiểu Dự án 2 thuộc Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi về đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, huyện Lạc Sơn tích cực triển khai các hoạt động, giải pháp góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù.

Trên 2.100 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Giai đoạn 2021- 2024, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh là trên 2.168 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách trung ương 2.035 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 132,3 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục