Huyện Yên Thuỷ có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 69,22%, dân tộc Kinh chiếm 30,06% và một số ít dân tộc khác. Những năm qua, huyện triển khai nhiều giải pháp giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.
Các đội văn nghệ tại cơ sở thường xuyên biểu diễn trong các sự kiện của địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Ảnh chụp tại xã Lạc Thịnh (Yên Thủy).
Xác định công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, Huyện uỷ, UBND huyện Yên Thủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương.
Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong huyện về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc được nâng lên và có chuyển biến tích cực. Công tác quản lý nhà nước, bồi dưỡng nguồn nhân lực được tăng cường; hoạt động tuyên truyền, quảng bá được đẩy mạnh; công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được quan tâm; hoạt động xã hội hóa trong công tác này được đẩy mạnh gắn với thu hút đầu tư các dự án phát triển du lịch. Các di tích xuống cấp được quan tâm trùng tu, tôn tạo, những di tích đủ điều kiện được lập hồ sơ xếp hạng và đưa vào danh sách kiểm kê cần bảo vệ. Hiện nay, huyện Yên Thuỷ có 12 di tích và danh lam thắng cảnh đã được công nhận, trong đó có 9 di tích, danh lam cấp tỉnh và 3 di tích, danh lam cấp quốc gia: Hang Chùa và chùa Hang (xã Yên Trị); hang nước động Thiên Tôn (xã Ngọc Lương); động Thiên Long (xã Lạc Lương).
Cùng với những giá trị văn hóa vật thể, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể được bảo tồn và phát huy. Công tác sưu tầm, khai thác vốn văn hóa dân tộc được quan tâm; chú trọng bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, các lễ hội truyền thống, nhạc cụ và trang phục dân tộc, phục dựng các lễ hội dân gian truyền thống... Huyện quan tâm tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ dân gian thu hút sự tham gia của quần chúng nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò tích cực của các nghệ nhân dân gian, già làng trưởng bản trong việc truyền lại những phong tục truyền thống, nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Hiện nay, 100% xóm trong huyện đều có đội văn nghệ; thành lập được 1 câu lạc bộ Mo Mường cấp huyện; 16 câu lạc bộ hát tiếng Mường và thường đang bộ mẹng tại các xã Đa Phúc, Lạc Lương, Bảo Hiệu, Lạc Sỹ; 6 câu lạc bộ chiêng Mường tại các xã Lạc Sỹ, Hữu Lợi, Lạc Thịnh, Lạc Lương; câu lạc bộ chèo Ngọc Lương… Huyện đã có 2 nghệ nhân Mo Mường được công nhận "Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Thông qua bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa đã tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT-XH trên địa bàn.
Đỗ Hà
Bản Dao Suối Rèo, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) có 84 hộ, 426 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Dao quần chẹt sinh sống với 3 dòng họ chính là Triệu, Lý, Phùng. Nhờ những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của bà con đổi thay rõ rệt.
Từ tháng 3/2024, tại huyện Lạc Sơn, Dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình” (Care) do Tổ chức Care tại Việt Nam tài trợ đã khảo sát địa bàn thực hiện dự án tại 2 xã Miền Đồi, Quyết Thắng. 2 xã đã họp xóm, khảo sát nhu cầu thành lập mô hình sinh kế, lựa chọn thành viên và loại hình sản xuất để hỗ trợ thành lập nhóm sinh kế; khảo sát nhu cầu tập huấn, nâng cao năng lực và phát triển sinh kế...
Những năm qua, Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ (HVPN) phát triển kinh tế gia đình. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH và xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương.
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã đặc biệt khó khăn Tân Minh (Đà Bắc) đã có những sự chuyển mình tích cực.
Theo UBND huyện Kim Bôi, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, huyện đã huy động trên 375 tỷ đồng để thực hiện các nội dung thành phần, các tiểu dự án, dự án.
Để hội viên nông dân các dân tộc thiểu số (DTTS) trong huyện tự tin vươn lên, thi đua sản xuất kinh doanh, giảm nghèo, Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc triển khai nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.