Trong khuôn khổ chương trình khai mạc Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình năm 2024, màn đấu giá sản phẩm cá đặc sản vùng hồ Hòa Bình đã tạo được sức hút đặc biệt. Hàng nghìn khán giả phấn khích vỗ tay theo từng lần trả giá của người mua. Sau những phút "cân não” trả giá rất gay cấn và hồi hộp, con cá tầm thương phẩm trên 45 kg của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng đã được chốt bán với giá 150 triệu đồng; con cá trắm đen trên 25 kg của Công ty TNHH Thủy sản và Dịch vụ Cường Thịnh được chốt bán với giá 105 triệu đồng. Cả hai con cá này đều được nuôi tại vùng hồ Hòa Bình, nơi từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cá đặc sản có thể chinh phục cả những thực khách khó tính nhất.
Tại Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình năm 2024, gian trưng bày các loại cá đặc sản vùng hồ Hòa Bình thu hút nhiều khách.
Các xã vùng hồ của huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với nghề nuôi cá lồng trên sông Đà, từ đó nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế. Ảnh: Du khách trải nghiệm chèo thuyền kayak tại xã Hiền Lương.
Đây là năm thứ hai, Lễ hội Cá, tôm sông Đà được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Thông qua nhiều hoạt động hấp dẫn, lễ hội nhằm nâng tầm giá trị nghề nuôi trồng thủy sản, tạo ra sản phẩm đặc trưng của du lịch Hòa Bình. Ngay trong buổi tối khai mạc, lễ hội đã tạo được sức hút lớn. Hàng nghìn người dân và du khách đã đến Trung tâm Hội chợ và Triển lãm tỉnh Hòa Bình để tham quan, trải nghiệm, mua sắm.
Mang đến lễ hội năm nay những sản phẩm đặc trưng và hấp dẫn nhất của vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình, Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng vinh dự được Ban Tổ chức lễ hội lựa chọn là một trong hai doanh nghiệp có sản phẩm được đấu giá vào tối khai mạc. Đại diện công ty cho biết: Là doanh nghiệp có bề dày về nuôi trồng thủy sản tại hồ Hòa Bình, công ty tham gia lễ hội với gian hàng giới thiệu các loại tôm, cá tươi sống là đặc sản trên sông Đà. Cùng với đó là đa dạng sản phẩm được chế biến từ tôm, cá đánh bắt trên sông Đà, trong đó, một số sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Tính đến nay, công ty đã có trên 20 năm nuôi trồng các sản phẩm cá, tôm trên hồ Hòa Bình. Nhận thấy tiềm năng phát triển nghề nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch, công ty đã mở rộng sang các dịch vụ du lịch sinh thái trên hồ thủy điện Hòa Bình với chuỗi nhà hàng, nhà nghỉ, đội tàu du lịch cùng đội ngũ nhân viên, đầu bếp chuyên nghiệp. Với sự tâm huyết và hướng tới chất lượng chuyên nghiệp, các dịch vụ của Hải Đăng sẵn sàng phục vụ du khách trong nước, quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại vùng hồ Hòa Bình – nơi được mệnh danh là "Vịnh Hạ Long” trên núi.
Theo Sở NN&PTNT, vùng hồ Hòa Bình có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng. Những năm qua, lĩnh vực thủy sản đã đóng góp tỷ trọng khá cao trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nghề nuôi cá lồng trên sông Đà. Các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng cơ cấu lại ngành thủy sản. Đến nay, toàn tỉnh duy trì 2.695 ha nuôi cá hồ chứa, 4.987 lồng nuôi cá, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác năm 2024 ước đạt 12.500 tấn.
Cùng với nỗ lực khai thác giá trị kinh tế của ngành thủy sản, các xã vùng hồ Hòa Bình đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển ngành "công nghiệp không khói", bám sát định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Nghị quyết số 14-NQ/TU về phát triển Khu du lịch hồ Hòa Bình thành Khu du lịch Quốc gia và đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Hiện nay, khu du lịch hồ Hòa Bình đã có hơn 100 cơ sở lưu trú, thu hút 1.200 lao động. Trong khu du lịch có khoảng 300 phương tiện vận chuyển khách. Hệ thống nhà hàng, điểm du lịch, tuyến trải nghiệm trên hồ được kết nối tạo nên một hệ sinh thái du lịch khá đa dạng, ngày càng gia tăng sức hút với du khách thập phương. Đó là những tín hiệu tích cực, mở ra nhiều triển vọng để các địa phương tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch, đưa vùng hồ Hòa Bình trở thành một thương hiệu kinh tế - du lịch đặc trưng bậc nhất, sáng nhất trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình.
Khánh An
Những năm qua, huyện Lạc Thủy tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), qua đó tạo nguồn lực giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.
"Từ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước triển khai chính sách dân tộc cùng nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân dân, đời sống bà con xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc ngày càng cải thiện, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, người dân tin tưởng, tích cực tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương", đồng chí Đinh Thanh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Vầy Nưa khẳng định.
Chị Bùi Thị Hiên, sinh năm 1975, dân tộc Mường, hội viên phụ nữ xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được biết đến là người phụ nữ kiên trì, cần cù, sáng tạo. Chị Hiên đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào khởi nghiệp tại địa phương thông qua mô hình trồng và chế biến cây dược liệu, đặc biệt là cây xạ đen. Mô hình không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trong vùng.
Thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2019 - 2024, huyện Lạc Thủy đã huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện đầu tư các công trình, hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS ổn định đời sống.
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu "Gà đen - Pà Cò, Hang Kia huyện Mai Châu”, tháng 6/2024, UBND huyện Mai Châu đã cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm "Gà đen Pà Cò, Hang Kia” cho 30 hộ chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm gà đen trên địa bàn 2 xã. Đây được xem là bước chuyển quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, thời gian qua, huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số.