Con đường mòn xuyên qua rừng già vào khu bản Cang, xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu) chỉ đủ rộng cho một chiếc xe máy len qua. Phải là người thạo đường lắm mới dám điều khiển xe máy đi trên con đường mà chập lại cũng chỉ bằng 2 bàn tay, ngoằn ngoèo, luồn lách qua đá, qua khe. Vậy nhưng, cả hai vợ chồng Hờ Y Sông cứ như những con thoi chở từng bao bắp cải 40 - 50kg từ vườn nhà ra tập kết ven đường Quốc lộ 6 để chờ tư thương đến bốc lên xe về xuôi tiêu thụ...
Trồng cải bắp trên diện tích khoảng 500m2, gia đình Hờ Y Sông, xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu) thu trên 10 triệu đồng, gấp 4 lần so với trồng ngô.
Chỉ về khu vườn rau bắp cải đang thu hoạch, Tràng A Khua, chồng của Hờ Y Song là chàng trai nhỏ con nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát phấn khởi nói: Trước đây, khu vườn này mình chỉ trồng ngô và ít rau cải để phục vụ nhu cầu của gia đình. Nhưng năm nay, học theo các gia đình trong xóm, vợ chồng mình trồng cải bắp và đây là vụ đầu tiên. Cây cải bắp trồng và chăm sóc cũng dễ nhưng tính ra mang lại nguồn thu cao gấp 3 - 4 lần so với cây ngô. Khoảnh đất này khi trồng 2kg ngô giống, mất 4 - 5 tháng (khoảng 120 - 150 ngày) mới cho thu hoạch. Năm nào được giá cũng chỉ thu về khoảng 4 triệu đồng. Bây giờ chuyển sang trồng cải bắp, chỉ sau khoảng 60 ngày (2 tháng) là có thể thu hoạch. Những sản phẩm phụ từ cây bắp cải như lá già sau khi thu hoạch còn được tận dụng để chăn nuôi. Vợ chồng mình phấn khởi lắm!
Cũng giống vợ chồng Hờ Y Sông, năm nay là năm đầu tiên các gia đình Trang A Sềnh, Sùng Y Thông chuyển sang trồng cải bắp. Khí hậu ở đây phù hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc bắp cải không phức tạp, không mất nhiều công. Đặc biệt, do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây cải bắp nên hầu như người dân không phải mất thêm chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật; sản phẩm làm ra được tư thương thu mua với giá hợp lý... Điều đó đã trở thành động lực để những người dân ở Xà Lĩnh chuyển đổi sang cây trồng hiệu quả hơn.
Theo Sùng A Việt, người chuyên thu mua cải bắp của các hộ dân trong xóm bán cho tư thương chia sẻ: Hiện nay, với giá thu mua tại vườn 180 nghìn đồng/túi trọng lượng khoảng 20kg và lượng tiêu thụ ổn định, người trồng cải bắp ở Xà Lĩnh đang có lãi cao hơn từ 3 - 4 lần so với trồng ngô và một số loại cây bản địa như sắn, dong riềng.
Trên thực tế, cây cải bắp đã được đưa vào trồng ở xã Pà Cò nói chung và xóm Xà Lĩnh nói riêng từ nhiều năm qua. Theo Sùng A Lư, Trưởng xóm Xà Lĩnh: Trước đây, người dân chỉ chủ yếu trồng để tiêu thụ tại địa phương và sử dụng trong gia đình. Thấy hiệu quả từ loại rau này, nhiều hộ đã chuyển sang trồng theo hướng hàng hóa, an toàn nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Do đó, Chi bộ, Ban quản lý xóm xác định đây sẽ là một trong những hướng đi, cụ thể hóa công tác chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa ở địa phương nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho người dân.
Theo thống kê, xóm Xà Lĩnh hiện có 220 hộ dân thì có trên 50 hộ chuyển đổi diện tích đất trồng ngô ở các bưa bãi bằng sang trồng cải bắp. Ngoài trồng cải bắp, nhiều gia đình trong xóm mạnh dạn đầu tư trồng các loại cây rau đậu các loại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, từ tư duy và phương thức sản xuất theo mùa vụ, đến nay nhiều hộ dân ở Xà Lĩnh cũng đã từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng thâm canh, gối vụ để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đó chính là những chuyển biến tích cực ở vùng đất còn nhiều khó khăn...
Mạnh Hùng
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu "Gà đen - Pà Cò, Hang Kia huyện Mai Châu”, tháng 6/2024, UBND huyện Mai Châu đã cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm "Gà đen Pà Cò, Hang Kia” cho 30 hộ chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm gà đen trên địa bàn 2 xã. Đây được xem là bước chuyển quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, thời gian qua, huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Từ đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), kinh tế nông thôn của huyện Lạc Sơn không ngừng phát triển, qua đó từng bước nâng cao đời sống người dân, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Xóm Tiện là địa bàn xa nhất và còn nhiều khó khăn thuộc xã vùng hồ Thung Nai (Cao Phong). Đến đây hỏi thăm nhà ông Bùi Văn Thinh thì không ai không biết. Ông Thinh đã có 10 năm làm Trưởng xóm, từ năm 2006 đến nay làm Bí thư chi bộ. Đặc biệt, ông là người có uy tín (NCUT) được Nhân dân tin yêu, trong nhiều năm đã trở thành hạt nhân nòng cốt đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở xóm Tiện.
Hòa Bình có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Theo số liệu điều tra, tỉnh có 6 dân tộc cùng chung sống gồm: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Tày. Trong đó có số dân đông hơn cả là dân tộc Mường (64%), dân tộc Kinh (26%), dân tộc Thái (4%), dân tộc Tày (3%), dân tộc Dao (2%), dân tộc Mông (0,3%); các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất thấp (cộng chung là 0,7%).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021 - 2025, trong các năm 2021 - 2023, huyện Tân Lạc đã nỗ lực triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, triển khai Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2024- 2025, huyện gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.