Những năm qua, người có uy tín ở huyện Tân Lạc đã nỗ lực phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, cầu nối lan tỏa kiến thức, pháp luật trong cộng đồng dân cư và đưa các chính sách trợ giúp pháp lý đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương.
Ông Bùi Văn Nhênh, người có uy tín xóm Ong, xã Suối Hoa (Tân Lạc) đến tận hộ tuyên truyền pháp luật, chính sách cho người dân.
Chúng tôi đến Suối Hoa - xã vùng khó khăn của huyện Tân Lạc và gặp ông Bùi Văn Nhênh, người có uy tín ở xóm Ong. Dù tuổi đã cao nhưng sự minh mẫn, nhiệt huyết vẫn hiện rõ trong ánh mắt của ông. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, những năm qua, ông tích cực nghiên cứu các văn bản pháp luật; tham gia các hoạt động để tiếp nhận, hiểu các chủ trương, đường lối để chuyển tải đến người dân trong xóm. Phối hợp với chính quyền địa phương đến từng gia đình để tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào. Ông Nhênh chia sẻ: Ngoài những kiến thức được trang bị, tập huấn, ông và những người uy tín trong xã không ngừng tự tìm tòi, học hỏi để công tác tuyên truyền hiệu quả. Qua đó, tạo lòng tin và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Đồng chí Đinh Văn Bượng, Phó Chủ tịch UBND xã Suối Hoa cho biết: Xã có gần 880 hộ, hơn 4.000 nhân khẩu, 97% dân số là dân tộc Mường. Xã có 8 xóm, mỗi xóm đều có 1 người có uy tín. Những người uy tín như ông Nhênh có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện trên các lĩnh vực.
Những năm qua, việc phát huy vai trò của già làng, người có uy tín được các cấp, ngành huyện Tân Lạc quan tâm, chú trọng. Bằng uy tín và am hiểu thực tiễn địa phương, những người có uy tín tích cực tuyên truyền, vận động người dân xóa các hủ tục, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tham gia hòa giải và giải quyết mâu thuẫn ở cơ sở; giữ gìn giá trị văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, phát huy truyền thống đại đoàn kết, tương thân tương ái giúp nhau cùng phát triển, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tham gia đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể vững mạnh.
Thời gian qua, tỉnh quan tâm phát huy vai trò người có uy tín thông qua tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị cung cấp thông tin, tham quan học tập kinh nghiệm... nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động, hòa giải. Huyện Tân Lạc hiện có 159 người có uy tín là bí thư chi bộ, trưởng xóm/khu dân cư, cán bộ nghỉ hưu, già làng, doanh nhân, người sản xuất... Họ đã và đang góp phần củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Đồng chí Bùi Văn Chánh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Lạc cho biết: Không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, người có uy tín còn là lực lượng nòng cốt, cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để phát huy vai trò của lực lượng quần chúng đặc biệt này, huyện tiếp tục quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ người có uy tín thực sự là những người tiêu biểu, gương mẫu, tâm huyết, có trách nhiệm cao với cộng đồng; đi đầu trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Hải Đăng
"Từ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước triển khai chính sách dân tộc cùng nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân dân, đời sống bà con xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc ngày càng cải thiện, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, người dân tin tưởng, tích cực tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương", đồng chí Đinh Thanh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Vầy Nưa khẳng định.
Chị Bùi Thị Hiên, sinh năm 1975, dân tộc Mường, hội viên phụ nữ xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được biết đến là người phụ nữ kiên trì, cần cù, sáng tạo. Chị Hiên đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào khởi nghiệp tại địa phương thông qua mô hình trồng và chế biến cây dược liệu, đặc biệt là cây xạ đen. Mô hình không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trong vùng.
Thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2019 - 2024, huyện Lạc Thủy đã huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện đầu tư các công trình, hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS ổn định đời sống.
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu "Gà đen - Pà Cò, Hang Kia huyện Mai Châu”, tháng 6/2024, UBND huyện Mai Châu đã cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm "Gà đen Pà Cò, Hang Kia” cho 30 hộ chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm gà đen trên địa bàn 2 xã. Đây được xem là bước chuyển quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, thời gian qua, huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Từ đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), kinh tế nông thôn của huyện Lạc Sơn không ngừng phát triển, qua đó từng bước nâng cao đời sống người dân, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).