Với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Mai Châu tích cực hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng các sản phẩm OCOP. Từ đó, góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, gia tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) duy trì nghề dệt thủ công truyền thống, phát triển thành sản phẩm OCOP.
Mới đây, Sở KH&CN tỉnh đã công bố và trao văn bằng chứng nhận nhãn hiệu "Cá dầm xanh Mai Châu" cho huyện Mai Châu; lãnh đạo UBND huyện trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu "Cá dầm xanh Mai Châu" cho 30 hộ sản xuất, chăn nuôi và kinh doanh trong vùng nuôi cá của các xã.
Đồng chí Phạm Thế Anh, Chủ tịch HND huyện cho biết: Giai đoạn 2021-2023, thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 06/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 94-KH/HU, ngày 17/11/2021 của Huyện uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HND các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Các cấp HND huyện đã phối hợp tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ thành lập mới 8 hợp tác xã (HTX); 6 tổ hợp tác, chủ yếu về các lĩnh vực dịch vụ, trồng trọt, thêu dệt thổ cẩm và chăn nuôi trâu, bò sinh sản, nuôi cá lồng... Sản phẩm cá dầm xanh được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể là tiền đề quan trọng và động lực để các cấp HND huyện cũng như HVND nuôi cá dầm xanh nói riêng, HVND trong toàn huyện nói chung tiếp tục duy trì, xây dựng thương hiệu nông sản từ những cây trồng, vật nuôi đặc trưng tại địa phương.
Đồng hành cùng HVND trong xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, các cấp HND huyện đã phối hợp, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, tập trung phát triển sản phẩm đặc trưng, OCOP gắn với xây dựng tổ, nhóm hợp tác, phát triển kinh tế tập thể. Các nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân.
Cùng với đó, các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân (HTND) trong chuyển giao tiến bộ KH-KT, tiếp cận với những công nghệ mới được Hội chú trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong 3 năm qua, HND huyện phối hợp tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón cho trên 1.300 lượt HVND; ký hợp đồng cung ứng trên 778,6 tấn phân bón theo phương thức trả chậm cho HVND các xã, thị trấn.
Việc xây dựng các dự án vay vốn từ nguồn Quỹ HTND cũng được các cấp Hội tích cực triển khai để phát triển sản phẩm tiềm năng cho các nhóm, hộ hội viên vay. Với tổng nguồn Quỹ HTND trên 2,48 tỉ đồng, Hội đã giải ngân 2,095 tỉ đồng với 10 dự án và 65 hộ vay vốn. Các hộ vay đều nêu cao ý thức trách nhiệm, sử dụng hiệu quả, trả lãi và gốc đúng kỳ hạn.
Hỗ trợ HVND tiêu thụ nông sản, quảng bá, mở rộng thị trường, Hội phối hợp đưa sản phẩm OCOP của huyện, nông sản do HVND trong huyện sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm, chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đã được cấp chứng nhận VietGap, OCOP, hữu cơ và được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể như: túi đựng cho sản phẩm rượu Láu Siêu, xã Mai Hạ; hỗ trợ tem QR, tem nhãn, túi lưới cho sản phẩm tỏi tía, xã Thành Sơn; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể Gạo Mai Châu và nhãn hiệu chứng nhận "Gà đen Pà Cò, Hang Kia - Mai Châu"...
Đồng chí Hoàng Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện đánh giá: Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, HND huyện đã phát huy vai trò nòng cốt trong tập hợp hội viên; tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sâu sát cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương. Sản xuất nông, lâm nghiệp đã xác định được các sản phẩm chủ lực, một số sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Từ năm 2021 đến nay, HND huyện duy trì và phát huy hiệu quả 6 mô hình kinh tế tập thể: HTX thêu dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch xã Chiềng Châu; HTX Chăn nuôi lợn đen Mường Pa, xã Bao La; tổ hợp tác nuôi cá dầm xanh, cá trắm, cá chép tại xã Vạn Mai... Đến nay, huyện có 9 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao. Trong đó có những sản phẩm do HVND sản xuất như Trà Thành Ngạnh, thịt lợn đen Mường Pa, Vịt cổ xanh... Dự kiến hết năm 2024, huyện sẽ bổ sung thêm một số sản phẩm OCOP.
Hải Đăng
Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có trên 86,3 nghìn lượt hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số được vay vốn chính sách. Trong đó có trên 17,9 nghìn lượt hộ nghèo, trên 15 nghìn lượt hộ cận nghèo, trên 9 nghìn lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
Khởi động từ tháng 4/2024, chị Bùi Thị Phửn, hội viên Chi Hội Phụ nữ xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) là hộ đầu tiên được hỗ trợ 50 con gà giống từ mô hình "Biến rác thải thành con giống”. Sau gần nửa năm chăm sóc, đàn gà đến kỳ xuất bán. Chị Phửn dùng số tiền bán gà mua 2 con lợn giống trị giá 3,5 triệu đồng để tái đầu tư chăn nuôi.
Những năm qua, huyện Kim Bôi quan tâm thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Đến nay, các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Lương Sơn được thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đã giảm đáng kể.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong giai đoạn 2021 - 2024, nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện Đà Bắc thực hiện chương trình trên 389 tỷ đồng, nguồn vốn huy động hợp pháp khác gần 1,9 tỷ đồng.
Được triển khai từ năm 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình 1719) đã, đang khẳng định là nguồn lực quan trọng, tạo cú huých mạnh mẽ cho vùng đồng bào dân tộc phát triển, đặc biệt ở địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa.