(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội LHPN huyện Lạc Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ của gia đình chị Bùi Thị Niền, xóm Bái, xã ân Nghĩa. Thăm vườn cây đang đến độ thu hoạch và được nghe kể về quá trình đưa cây thanh long về vùng đất đồi khô cằn này chúng tôi mới thấy, để có được kết quả như ngày hôm nay với gia đình chị Niền là cả một quá trình học hỏi, cần mẫn và quyết tâm.
Chị Bùi Thị Niền, xóm Bái, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ trồng trên đất đồi.
Đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình, vợ chồng chị Niền chia sẻ: “Trước đây khu vườn này chỉ trồng sắn, ngô, vất vả nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế. Tình cờ xem chương trình khuyến nông giới thiệu về mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ trên đất đồi hiệu quả, vợ chồng tôi thấy phù hợp với điều kiện đất của gia đình nên bàn nhau đi học hỏi kinh nghiệm để trồng thử”. Suy nghĩ vậy rồi quyết tâm lần theo địa chỉ trong chương trình. Vợ chồng chị Niền tìm đến một số mô hình trồng cây thanh long để học hỏi rồi về Hà
Năm 2013, vợ chồng chị Niền quyết tâm vay 50 triệu đồng tiền vốn từ ngân hàng để làm trụ bê tông - giá đỡ cho cây thanh long và kéo điện, dẫn nước về vườn. Trên 4.000 m2, vợ chồng chị làm 400 cột trụ bê tông và trồng 400 gốc thanh long. Trong quá trình trồng, vợ chồng chị tiếp tục học hỏi rồi rút kinh nghiệm từ trồng, chăm sóc sao cho phù hợp nhất.
Đến nay, vườn thanh long của gia đình chị Niền đã cho thu hoạch. Chị cho biết: “Thanh long ruột đỏ bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 6 và cứ khoảng 15 ngày lại cho thu hoạch một đợt. Mỗi gốc thanh long cho thu hoạch từ 5 - 6 đợt quả. Tính ra, kết thúc vụ thu hoạch năm 2016, gia đình tôi có thu nhập gần 100 triệu đồng từ cây trồng này. Năm 2017, gia đình dự kiến sẽ thu nhập cao hơn. Sản phẩm thanh long của gia đình được các đầu mối tìm đến tận nơi đặt mua hàng. Cơ sở trồng thanh long ở Hà
Hỏi về cách trồng và chăm sóc thanh long ruột đỏ, vợ chồng chị Niền vui vẻ cho biết: “Qua thời gian trồng và chăm sóc cho thấy, thanh long ruột đỏ là cây chịu hạn tốt lại ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, chỉ cần phủ rơm, rạ để giữ ẩm và bổ sung thêm phân chuồng là cây phát triển tốt. Nguồn phân bón chủ yếu là phân hữu cơ, mỗi năm chỉ bón 2 lần (bón thúc mầm và bón thúc quả). Để thanh long mau lớn và đạt sản lượng cao phải che đậy cẩn thận để giữ cho rễ không bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, do úng nước… Đồng thời, cắt bỏ những cành cây không thể mọc mầm và ra quả, mỗi cành chỉ nên để 3 - 4 quả”. Thực tế cho thấy, so với những cây trồng khác, trồng thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là cây trồng lâu năm, khoảng 20 - 25 năm sau mới phải trồng lại. Đặc biệt, sau khi trồng 1 năm, thanh long đã cho quả với nhiều đợt trong năm. Từ năm thứ 2 trở đi (sau khi cho quả bói) năng suất quả cao gấp đôi năm thứ nhất.
Từ sự mạnh dạn, không ngại khó, ngại khổ và quyết tâm thoát nghèo, gia đình chị Niền đã trở thành điển hình, tiên phong trong việc đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng trên đất đồi ở xã ân Nghĩa.
H.D