(HBĐT) - Đẩy mạnh phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, những năm qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Đoàn Kết (Yên Thủy) tích cực lao động sáng tạo, sôi nổi, nhiệt tình trong các phong trào thi đua, xuất hiện nhiều cách làm hay, gương thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế, để lại dấu ấn đẹp trong màu áo xanh tình nguyện.


Hưởng ứng phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, anh Bùi Văn Tư, xóm Mền 1, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) phát triển mô hình nuôi thỏ, cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Đồng chí Bùi Văn Trọng, Bí thư Đoàn xã cho biết: "Đoàn xã có 9 chi đoàn, gồm 8 chi đoàn thôn, xóm, 1 chi đoàn trường học, với 464 đoàn viên. Thời gian qua, công tác Đoàn xã đã đi vào nề nếp, các hoạt động diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia như: Chiến dịch tình nguyện hè, tình nguyện mùa đông, ngày Chủ nhật xanh, kế hoạch nhỏ, đền ơn - đáp nghĩa… Trong đó, phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp" được đông đảo ĐVTN hưởng ứng, tạo khí thế thi đua sôi nổi, xuất hiện nhiều gương thanh niên tiêu biểu, với những mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đóng góp cho sự phát triển KT-XH của địa phương”.

Đến thăm mô hình nuôi thỏ của anh Bùi Văn Tư, xóm Mền 1, ĐVTN tiêu biểu phát triển kinh tế, anh Tư cho biết: "Hưởng ứng phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, được sự trợ giúp về vốn, kỹ thuật của Đoàn xã và các ĐVTN tâm huyết, tôi đã xây dựng mô hình nuôi thỏ lấy thịt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cứ 2-3 tháng xuất chuồng 1 lần, giá bán trung bình 100.000 đồng/kg, đầu ra ổn định, mô hình đem lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm”.

Nhờ chăm chỉ, chịu khó làm ăn, đến nay, mô hình đã có hơn 500 con thỏ, bán giống và bán thỏ thịt cho các nhà hàng, hộ chăn nuôi thỏ khác trong và ngoài địa bàn. Nguồn cung không đủ cầu, anh Tư tiếp tục mở rộng chuồng trại, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ kinh nghiệm, kỹ thuật cho những người muốn học theo mô hình.

Đồng chí Bùi Văn Trọng, Bí thư Đoàn xã cho biết thêm: "Đối với phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, thời gian qua, Đoàn xã đã tuyên truyền các chính sách ưu đãi của Nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thông qua Ngân hàng CSXH. Nhiều ĐVTN được hỗ trợ vay vốn để giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Ngoài ra, Đoàn xã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật, thăm quan các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả cho ĐVTN, tạo tiền đề để tiếp tục xây dựng tổ chức, cơ sở Đoàn ngày càng vững mạnh”.

Với phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, từ năm 2019 đến nay, Đoàn xã đã cử 45 cán bộ, ĐVTN đi dự các lớp tập huấn về KH-KT về trồng cây có múi, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ vào sản xuất, từ đó xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi. Song song với phong trào khởi nghiệp, Đoàn xã tiếp tục triển khai các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Nửa nhiệm kỳ qua, Đoàn xã đã xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động thiết thực, sáng tạo như: tổ chức 45 buổi lao động tình nguyện, thu hút 1.320 lượt đoàn viên tham gia; nạo vét 10 km kênh mương nội đồng, đào đắp 460 m3 kênh mương, vận chuyển 5 tấn rác thải, trồng 347 cây xanh. Trong xây dựng nông thôn mới, các đoàn viên hiến 400 m2 đất, dỡ nhiều đoạn tường bao, góp ngày công, vật liệu xây dựng các công trình giao thông. Đoàn xã còn tổ chức thăm hỏi gia đình chính sách, người có công với cách mạng trong dịp lễ, Tết, tặng quà học sinh nghèo vượt khó, tích cực tham gia hiến máu tình nguyện, giao lưu văn nghệ nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn…

Từ phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp", đã tạo khí thế thi đua lao động sôi nổi, khơi dậy tinh thần đoàn kết trong ĐVTN, thể hiện nhiệt huyết của tuổi trẻ, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đoàn xã nhiều lần được nhận giấy khen của huyện Đoàn vì đã có những thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn.


Hoàng Anh


Các tin khác


Hỗ trợ thanh niên sáng tạo, khởi nghiệp

(HBĐT) - Xác định phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, giúp thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Qua các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, nhiều hội viên, thanh niên trong tỉnh đã vươn lên làm giàu chính đáng, mang lại giá trị lớn cho cộng đồng.

Mở rộng vùng cam VietGAP

(HBĐT) - Niên vụ 2018 - 2019, hộ anh Đinh Gia Long, xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong) là 1 trong 16 hộ thành viên của HTX sản xuất và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh tham gia chuỗi liên kết sản xuất cam đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Anh Long cho biết: Với diện tích 0,5 ha cam thời kỳ kinh doanh, tôi được dự án hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng quy trình trồng cam tốt theo quy phạm VietGAP.

Hợp tác xã 3T sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Trong bối cảnh thị trường nông nghiệp tràn lan thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hợp tác xã (HTX) 3T nông sản Cao Phong (3T Farm), trụ sở tại số nhà 91, khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) ra đời với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm cam sạch, chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

"Gà Lạc Thủy” - hành trình xây thương hiệu

(HBĐT) - Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Gà Lạc Thủy” vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu "Gà Lạc Thủy” - sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Lạc Thủy.Người dân xã Phú Thành đầu tư nuôi giống gà Lạc Thủy theo quy mô gia trại cho thu nhập cao, ổn định.

Người dân xã Chí Đạo đổi đời nhờ dổi quý

(HBĐT) - Đoàn công tác UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chuyến đến Hòa Bình, trực tiếp đến vùng dổi Chí Đạo (Lạc Sơn) để mục sở thị cách trồng, giá trị, hiệu quả kinh tế của loài cây quý. Thời điểm đoàn đến thăm quan, tìm hiểu mô hình đúng lúc người dân vùng dổi hân hoan đón vụ thu hoạch.

Xây dựng thương hiệu ớt rừng Phú Lương

(HBĐT) - Những trái ớt rừng nhỏ, có vị cay dịu, thơm, giòn đặc trưng của núi rừng Phú Lương (Lạc Sơn) đang được tổ hợp tác (THT) ớt rừng Phú Lương phát triển thành sản phẩm hàng hóa, kỳ vọng sẽ đưa thương hiệu đặc sản của địa phương trụ vững trên thị trường. Năm 2020, Lạc Sơn dự kiến đưa sản phẩm ớt rừng Phú Lương là sản phẩm OCOP của huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục