(HBĐT) - Thời gian qua, Đoàn Thanh niên thị trấn Bo (Kim Bôi) đã thực hiện hiệu quả các phong trào tình nguyện, xung kích vì cuộc sống cộng đồng. Nổi bật là phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) trên địa bàn nhiệt tình tham gia.


Anh Bùi Thanh Nông, Chi đoàn Nội Sung, thị trấn Bo (Kim Bôi) thành công với mô hình nuôi thỏ cho thu nhập ổn định.

Đoàn thị trấn hiện quản lý 216 đoàn viên, sinh hoạt tại 23 chi đoàn trực thuộc. Nhằm thực hiện hiệu quả phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, Đoàn thị trấn đã hỗ trợ thanh niên tiếp cận với các nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, với các chương trình cho vay như: Giải quyết việc làm, sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn... Tổng dư nợ Đoàn thị trấn quản lý trên 9,7 tỷ đồng, trong đó, nguồn giải quyết việc làm hơn 1,3 tỷ đồng, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn trên 1,4 tỷ đồng. Qua các chương trình cho vay, nhiều ĐV-TN sử dụng hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp đỡ ĐV-TN có việc làm ổn định tại địa phương, tiêu biểu như: Bùi Tiến Quỳnh (Chi đoàn Lục Cả) với mô hình dịch vụ cơm bình dân; Bùi Văn Tuyên (Chi đoàn Lục Đồi) với mô hình xưởng cơ khí, nhôm kính; Bùi Đức Tiệp (Chi đoàn Mớ Đá) với mô hình sản xuất cơm lam và bán hàng nông sản; Bùi Thanh Nông (Chi đoàn Nội Sung) với mô hình nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm...

Đồng chí Bùi Mạnh Tùng, Bí thư Đoàn thị trấn cho biết: "Đối với việc quản lý vốn vay, Đoàn thị trấn luôn có hoạt động kiểm tra việc sử dụng vốn để đảm bảo sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh đó, quan tâm động viên ĐV-TN tham gia vay vốn tích cực tìm hiểu, có những phương pháp sản xuất, kinh doanh mới, mở rộng thị trường”.

Trên địa bàn thị trấn hiện nay, thanh niên chủ yếu phát triển kinh tế ở các loại hình như: Quán ăn, xưởng cơ khí, nhôm kính, chăn nuôi... với khoảng trên 50 thanh niên tham gia, đem lại hiệu quả rõ rệt. Trên cơ sở đó, Đoàn thị trấn luôn đồng hành với các mô hình kinh tế ĐV-TN tổ chức thực hiện. Đồng thời, tổ chức cho ĐV-TN thăm quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm các mô hình kinh tế ở những địa phương khác có tính tương đồng, phù hợp điều kiện thực tế, có tính khả thi cao.

Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là nguồn vốn bị thu hẹp về đối tượng cho vay sau sáp nhập, chỉ cho vay đối với nguồn giải quyết việc làm, cắt nguồn vay đối với sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn. Ngoài ra, các loại nguồn vốn khác khó tiếp cận. Thanh niên đôi khi chưa mạnh dạn đầu tư để có những đột phá trong việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mới.

Để khắc phục khó khăn trên, đồng chí Bí thư Đoàn thị trấn nhấn mạnh những giải pháp trong thời gian tới: "Đoàn thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường tổ chức thăm quan, học tập các mô hình sáng tạo khởi nghiệp cho ĐV-TN, ưu tiên trước những đồng chí mạnh dạn, đáp ứng đủ yêu cầu thực hiện để áp dụng vào thực tế. Phối hợp các ngành, đoàn thể địa phương và Đoàn cấp trên tìm các nguồn vốn hỗ trợ cho ĐV-TN trong quá trình xây dựng mô hình. Đối với các đồng chí có cùng ý tưởng khởi nghiệp sẽ tổ chức thành lập các câu lạc bộ, tổ nhóm để cùng trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện”.

Gia Khánh


Các tin khác


Thủ lĩnh Đoàn năng nổ, vượt khó phát triển kinh tế

(HBĐT) - Không chỉ nhiệt tình, năng nổ trong công tác Đoàn, đồng chí Cao Viết Quân, Bí thư Đoàn xã Gia Mô (Tân Lạc) còn là tấm gương sáng về sự cần cù, chịu khó, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thanh niên 8x đưa sản phẩm cá lồng tiêu chuẩn VietGAP ra thị trường

(HBĐT) - Nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp làm giàu, có không ít hộ gia đình đang duy trì mô hình kinh tế hiệu quả này. Tuy nhiên, để có được tầm cỡ, quy mô bài bản như cơ ngơi nuôi cá lồng của gia đình anh Nguyễn Văn Toản, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) tại xóm Tháu, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) thì chưa nhiều người làm được. Với tâm huyết của mình, chàng thanh niên sinh năm 1986 đang thành công với việc đưa sản phẩm cá lồng tiêu chuẩn VietGAP đến người tiêu dùng.

Hỗ trợ thanh niên sáng tạo, khởi nghiệp

(HBĐT) - Xác định phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, giúp thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Qua các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, nhiều hội viên, thanh niên trong tỉnh đã vươn lên làm giàu chính đáng, mang lại giá trị lớn cho cộng đồng.

Mở rộng vùng cam VietGAP

(HBĐT) - Niên vụ 2018 - 2019, hộ anh Đinh Gia Long, xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong) là 1 trong 16 hộ thành viên của HTX sản xuất và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh tham gia chuỗi liên kết sản xuất cam đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Anh Long cho biết: Với diện tích 0,5 ha cam thời kỳ kinh doanh, tôi được dự án hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng quy trình trồng cam tốt theo quy phạm VietGAP.

Hợp tác xã 3T sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Trong bối cảnh thị trường nông nghiệp tràn lan thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hợp tác xã (HTX) 3T nông sản Cao Phong (3T Farm), trụ sở tại số nhà 91, khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) ra đời với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm cam sạch, chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

"Gà Lạc Thủy” - hành trình xây thương hiệu

(HBĐT) - Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Gà Lạc Thủy” vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu "Gà Lạc Thủy” - sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Lạc Thủy.Người dân xã Phú Thành đầu tư nuôi giống gà Lạc Thủy theo quy mô gia trại cho thu nhập cao, ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục