(HBĐT) - Những năm qua, phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên xã Hợp Tiến (Kim Bôi) triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp đoàn viên thanh niên (ĐVTN) có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.


Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, nhiều đoàn viên thanh niên xã Hợp Tiến (Kim Bôi) nuôi ong lấy mật, cho thu nhập ổn định.

Xã Hợp Tiến hiện có trên 320 ĐVTN, sinh hoạt tại 12 chi đoàn trực thuộc Đoàn xã. Đây là lực lượng trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo, tự tin, dám nghĩ, dám làm, song nhiều ĐVTN còn hạn chế về kỹ năng, kiến thức, vốn sản xuất - kinh doanh... Vì vậy, để đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp, Đoàn xã đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, gắn với tình hình thực tế của địa phương.

Đồng chí Bạch Công Thưởng, Bí thư Đoàn xã cho biết: Hàng năm, các chi đoàn trực thuộc chủ động rà soát, nắm bắt nhu cầu học tập, nghề nghiệp, việc làm của thanh niên. Từ đó Đoàn xã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng, các ban, ngành, đoàn thể xã và cấp trên tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất, trồng trọt; tư vấn giới thiệu việc làm, hướng nghiệp cho học sinh THPT... Song song với đó, công tác hỗ trợ vốn phát triển sản xuất - kinh doanh cho ĐVTN được quan tâm, tích cực triển khai. Hiện, Đoàn xã quản lý 3 tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ trên 3 tỷ đồng, cho trên 130 hộ ĐVTN vay phát triển sản xuất. Từ nguồn vốn ưu đãi đã tạo cơ hội cho ĐVTN phát huy nội lực, khai thác thế mạnh của địa phương để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Ngoài ra, các phong trào "Thanh niên làm kinh tế giỏi”, "Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế”… được Đoàn xã tiếp tục triển khai sâu rộng; nhiều chi đoàn đã vận động đoàn viên gây quỹ để hỗ trợ ĐVTN khó khăn, tổ chức trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế giữa các đoàn viên, phát động phong trào giúp nhau ngày công, giúp đỡ vật tư, con giống phát triển sản xuất, chăn nuôi... Với cách làm đó, trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều gương thanh niên sản xuất - kinh doanh giỏi. Tiêu biểu như các đoàn viên: Đinh Công Thuần (xóm Thượng Tiến) với mô hình nuôi ong lấy mật, chăn nuôi gà; Đinh Công Thông (xóm Sim Trong) phát triển gia trại tổng hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi gà, lợn; Quách Đình Kiên (xóm Sim Ngoài) phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm... cho thu nhập ổn định từ 200 - 300 triệu đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, đồng chí Bí thư Đoàn xã cũng thẳng thắn nhìn nhận, số lượng thanh niên làm kinh tế giỏi trên địa bàn chưa nhiều. Do vậy, gia tăng số lượng, chất lượng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trong ĐVTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, được Đoàn xã đề ra trong những năm tiếp theo. Đồng chí Bạch Công Thưởng cho biết thêm: Thời gian tới, xã phấn đấu xây dựng được mô hình điểm thanh niên làm kinh tế giỏi; liên kết tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản của thanh niên; tiếp tục đẩy mạnh phong trào, chú trọng phối hợp đào tạo nghề và chuyển giao tiến bộ KHKT; hỗ trợ thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi... Qua đó tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên làm giàu chính đáng, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của địa phương.

Minh Vũ


Các tin khác


Thanh niên 8x đưa sản phẩm cá lồng tiêu chuẩn VietGAP ra thị trường

(HBĐT) - Nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp làm giàu, có không ít hộ gia đình đang duy trì mô hình kinh tế hiệu quả này. Tuy nhiên, để có được tầm cỡ, quy mô bài bản như cơ ngơi nuôi cá lồng của gia đình anh Nguyễn Văn Toản, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) tại xóm Tháu, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) thì chưa nhiều người làm được. Với tâm huyết của mình, chàng thanh niên sinh năm 1986 đang thành công với việc đưa sản phẩm cá lồng tiêu chuẩn VietGAP đến người tiêu dùng.

Hỗ trợ thanh niên sáng tạo, khởi nghiệp

(HBĐT) - Xác định phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, giúp thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Qua các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, nhiều hội viên, thanh niên trong tỉnh đã vươn lên làm giàu chính đáng, mang lại giá trị lớn cho cộng đồng.

Mở rộng vùng cam VietGAP

(HBĐT) - Niên vụ 2018 - 2019, hộ anh Đinh Gia Long, xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong) là 1 trong 16 hộ thành viên của HTX sản xuất và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh tham gia chuỗi liên kết sản xuất cam đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Anh Long cho biết: Với diện tích 0,5 ha cam thời kỳ kinh doanh, tôi được dự án hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng quy trình trồng cam tốt theo quy phạm VietGAP.

Hợp tác xã 3T sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Trong bối cảnh thị trường nông nghiệp tràn lan thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hợp tác xã (HTX) 3T nông sản Cao Phong (3T Farm), trụ sở tại số nhà 91, khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) ra đời với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm cam sạch, chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

"Gà Lạc Thủy” - hành trình xây thương hiệu

(HBĐT) - Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Gà Lạc Thủy” vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu "Gà Lạc Thủy” - sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Lạc Thủy.Người dân xã Phú Thành đầu tư nuôi giống gà Lạc Thủy theo quy mô gia trại cho thu nhập cao, ổn định.

Người dân xã Chí Đạo đổi đời nhờ dổi quý

(HBĐT) - Đoàn công tác UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chuyến đến Hòa Bình, trực tiếp đến vùng dổi Chí Đạo (Lạc Sơn) để mục sở thị cách trồng, giá trị, hiệu quả kinh tế của loài cây quý. Thời điểm đoàn đến thăm quan, tìm hiểu mô hình đúng lúc người dân vùng dổi hân hoan đón vụ thu hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục