(HBĐT) - Hơn 5 năm qua, khởi nghiệp là đề tài được nhắc nhiều trên phương tiện thông tin đại chúng. Dù không phải là đối tượng duy nhất nhưng thanh niên có nhiều lợi thế và được quan tâm, khuyến khích khởi nghiệp. Cụ thể hóa chủ trương của T.Ư, của tỉnh, các cấp bộ Đoàn, Hội đã có nhiều chương trình thiết thực hỗ trợ thanh niên từ những ngày đầu xây dựng mô hình kinh tế.
Cán bộ Ban Phong trào Tỉnh Đoàn thăm quan trang trại nuôi gà của HTX xã Chí Thiện (Lạc Sơn).
Bước ra từ cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình” năm 2018 với giải thưởng cao nhất, hiện nay, dự án "Zupviec.vn” của Nguyễn Thị Thương vẫn đang hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn. Trung bình mỗi năm, Công ty TNHH TM&DV phát triển cộng đồng Hòa Bình của Thương ký hợp đồng dọn dẹp cho hàng trăm gia đình theo tháng, quý ở cả 3 loại dịch vụ: giúp việc gia đình dài hạn, tổng vệ sinh trọn gói, vệ sinh công nghiệp sau xây dựng. Thương cho biết: Dự án là khóa luận tốt nghiệp đại học của tôi. Nếu không có cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình”, có lẽ dự án đã bị bỏ quên. Tham gia cuộc thi, tôi được tiếp xúc với các chuyên gia kinh tế, nghe họ tư vấn, phản biện, đồng thời, được tập huấn trang bị các kiến thức cơ bản cần thiết cho quá trình khởi nghiệp. Nhờ vậy, tôi đã có thể chỉnh sửa, hoàn thiện và đưa dự án vào triển khai thực hiện.
Thời gian qua, chương trình đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp được BTV Tỉnh Đoàn đẩy mạnh, trọng tâm là triển khai các hoạt động tuyên truyền, tạo lập môi trường nuôi dưỡng khát vọng, tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng; tư vấn, hỗ trợ trực tiếp ĐVTN khởi nghiệp, lập nghiệp... Bên cạnh đó, Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh còn hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vay ưu đãi như: triển khai 25 dự án với 1,4 tỷ đồng đầu tư từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm (vốn 120) của T.Ư Đoàn; phối hợp với Ngân hàng CSXH các cấp hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển kinh tế. Tính đến hết quý I/2020, tổng dư nợ ủy thác Ngân hàng CSXH do Đoàn quản lý trên 754 tỷ đồng, với 24.419 hộ được tiếp cận thông qua 651 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Đồng chí Nguyễn Như Quỳnh, Trưởng Ban Phong trào (Tỉnh Đoàn) đánh giá: Nhìn chung, các tổ TK&VV do Đoàn quản lý đã làm tốt các khâu bình xét hộ vay, đôn đốc hộ vay trả lãi, gốc và thu lãi đúng hợp đồng đã ký. Hoạt động ủy thác đã trở thành nguồn lực quan trọng trong hỗ trợ các đối tượng chính sách và ĐVTN mạnh dạn đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, từng bước ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Tỉnh Đoàn, các huyện, thành Đoàn đã triển khai chương trình đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp phù hợp với từng địa phương, đơn vị, gắn với phong trào "Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM”, "Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững” và các chương trình phát triển KT-XH tại địa phương. Để chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ĐVTN trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp, các huyện, thành Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Phát động cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp; tổ chức tọa đàm, gặp mặt, đối thoại giữa Thường trực Huyện ủy và UBND huyện với đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt của các xã, thị trấn; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho ĐVTN; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp hiệu quả trong thanh niên… Riêng trong năm 2019, toàn tỉnh đã tổ chức 16 buổi tập huấn chuyển giao KHKT cho 610 ĐVTN, tổ chức được 3 hoạt động tập huấn kiến thức khởi nghiệp cho trên 600 ĐVTN. Trong tỉnh hiện nay có 5 CLB thanh niên khởi nghiệp với 125 thành viên tham gia.
Với cách làm bài bản và triển khai đồng bộ trong các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở, đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm mô hình do thanh niên làm chủ, nhiều mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho thanh niên địa phương, góp phần tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Minh Vũ
(HBĐT) - Niên vụ 2018 - 2019, hộ anh Đinh Gia Long, xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong) là 1 trong 16 hộ thành viên của HTX sản xuất và kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nhật Minh tham gia chuỗi liên kết sản xuất cam đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Anh Long cho biết: Với diện tích 0,5 ha cam thời kỳ kinh doanh, tôi được dự án hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng quy trình trồng cam tốt theo quy phạm VietGAP.
(HBĐT) - Trong bối cảnh thị trường nông nghiệp tràn lan thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hợp tác xã (HTX) 3T nông sản Cao Phong (3T Farm), trụ sở tại số nhà 91, khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) ra đời với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm cam sạch, chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
(HBĐT) - Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Gà Lạc Thủy” vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu "Gà Lạc Thủy” - sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Lạc Thủy.Người dân xã Phú Thành đầu tư nuôi giống gà Lạc Thủy theo quy mô gia trại cho thu nhập cao, ổn định.
(HBĐT) - Đoàn công tác UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chuyến đến Hòa Bình, trực tiếp đến vùng dổi Chí Đạo (Lạc Sơn) để mục sở thị cách trồng, giá trị, hiệu quả kinh tế của loài cây quý. Thời điểm đoàn đến thăm quan, tìm hiểu mô hình đúng lúc người dân vùng dổi hân hoan đón vụ thu hoạch.
(HBĐT) - Những trái ớt rừng nhỏ, có vị cay dịu, thơm, giòn đặc trưng của núi rừng Phú Lương (Lạc Sơn) đang được tổ hợp tác (THT) ớt rừng Phú Lương phát triển thành sản phẩm hàng hóa, kỳ vọng sẽ đưa thương hiệu đặc sản của địa phương trụ vững trên thị trường. Năm 2020, Lạc Sơn dự kiến đưa sản phẩm ớt rừng Phú Lương là sản phẩm OCOP của huyện.
(HBĐT) - Là một hội viên phụ nữ năng nổ, nhiệt tình, chịu khó, không ngừng học hỏi, phấn đấu vươn lên và có ý thức trách nhiệm trong công việc, chị Quách thị Điệp, Trưởng nhóm rau hữu cơ Lầm Trong, xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) là một tấm gương điển hình trong nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ.