(HBĐT) - Trong tổng số hơn 1.600 doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, mới có 17 chi đoàn thanh niên được thành lập với hơn 1.050 đoàn viên. Trong số đó lại có những chi đoàn đang đứng trước nguy cơ giải thể nếu không có chiến lược đầu tư nâng cao kỹ năng cho cán bộ Đoàn hay có giải pháp đoàn kết, tập hợp ĐV -TN một cách hiệu quả…

Câu chuyện về phát triển tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã và đang đặt ra những thách thức cho các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh. 

Thành lập tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Đôi bên cùng có lợi

Thực tế cho thấy, việc thành lập tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước giúp ĐV -TN có thêm sân chơi bổ ích, đồng thời giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong sản xuất - kinh doanh. 

Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh phối hợp với các chi đoàn doanh nghiệp ngoài Nhà nước thường xuyên tổ chức các hoạt động như: tiếng hát công nhân, thi nấu ăn, giao lưu thể thao… Những hoạt động này đã tạo sân chơi thiết thực, bổ ích cho thanh niên công nhân và kết nối ĐV -TN các chi đoàn doanh nghiệp ngoài Nhà nước với nhau.


Để tăng cường thu hút, tập hợp ĐV -TN tham gia vào tổ chức Đoàn, Hội, trong những năm qua, BTV Tỉnh Đoàn đã có nhiều hoạt động phối hợp chăm lo đời sống cho thanh niên, công nhân. (ảnh: CLB thầy thuốc trẻ tỉnh khám, cấp thuốc miễn phí cho 300 công nhân tại KCN Lương Sơn). 

Anh Bùi Đình Khánh, Bí thư chi đoàn Trung tâm vui chơi, giải trí Riverbank cho biết: Bên cạnh các hoạt động của Công ty, từ khi thành lập chi đoàn (28/3/2017) ĐV-TN trong Trung tâm được tham gia nhiều hơn các hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích, lành mạnh do Thành Đoàn hoặc các chi đoàn phối hợp tổ chức. Bản thân tôi được giao lưu, làm quen với nhiều ĐV -TN đang sinh hoạt chi đoàn trong các công ty, xí nghiệp trên địa bàn. Qua các hoạt động này, chúng tôi đã quảng bá hình ảnh của Trung tâm, thông tin về lĩnh vực hoạt động, từ đó mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng. 

Song song với thành lập chi đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước và tổ chức các hoạt động bổ ích, tạo sân chơi cho ĐV -TN, các cấp bộ Đoàn còn chú trọng kết nối, giao lưu giữa các chi đoàn này với chi đoàn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Anh Bùi Quốc Hoàn, Bí thư Thành Đoàn Hòa Bình cho biết: Thành Đoàn đưa tất cả các chi đoàn doanh nghiệp ngoài Nhà nước vào sinh hoạt chung với khối cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện để chi đoàn doanh nghiệp kết nối với các Đoàn xã, phường trên địa bàn. Việc làm đó có nhiều lợi ích, đơn cử như mỗi khi doanh nghiệp có khó khăn về hồ sơ, thủ tục, bảo đảm an ninh… có thể liên hệ với chi đoàn cơ quan, đơn vị, Đoàn phường, xã để được hỗ trợ theo đúng pháp luật và ngược lại. 

Anh Nguyễn Đức Thuận, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn nhận định: Với những hoạt động các cấp bộ Đoàn đã triển khai trong thời gian qua, BTV Tỉnh Đoàn mong muốn chủ các doanh nghiệp thấy được vai trò, tầm quan trọng của tổ chức Đoàn, Hội trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp và ủng hộ việc thành lập chi đoàn trong doanh nghiệp. Về phía Tỉnh Đoàn, chúng tôi cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ thành lập chi đoàn, đổi mới công tác tổ chức hoạt động phong trào theo đặc thù từng đối tượng thanh niên; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí và chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thanh niên công nhân; tạo sự kết nối, hỗ trợ để các doanh nghiệp phát triển. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội cho cán bộ Đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước. 

Vẫn khó khăn trong thành lập và duy trì hoạt động của Đoàn

Lợi ích thiết thực là vậy, song việc thành lập chi đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước vẫn vấp phải không ít khó khăn. Trong 5 năm (2012-2017), các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh chỉ vận động và thành lập mới được 10 chi đoàn, chi hội, CLB theo sở thích trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. 

Thành Đoàn là đơn vị đi đầu trong công tác này với việc vận động thành lập được 11 trên tổng số 17 chi đoàn trong toàn tỉnh. Tuy nhiên đây vẫn là con số vô cùng ít ỏi, chỉ chiếm 1,73% tổng số doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn. Trong nhiệm kỳ 2012- 2017, BTV Thành Đoàn vận động thành lập được 4 chi đoàn mới, song trong đó có 1 chi đoàn sau thành lập không tổ chức đại hội; 2 chi đoàn thành lập ở nhiệm kỳ trước thì tuyên bố giải thể với lý do: lãnh đạo công ty không tạo điều kiện, ủng hộ cho Đoàn hoạt động. Mặt khác, trình độ, năng lực, kinh nghiệm cán bộ làm công tác Đoàn trong một số doanh nghiệp còn hạn chế, yếu về kỹ năng, nghiệp vụ nên hoạt động của tổ chức Đoàn còn mang tính hình thức, chưa thu hút được thanh niên.

 


Năm 2017, lần đầu tiên LĐLĐ, Huyện Đoàn, Hội LHPN huyện Kỳ Sơn phối hợp tổ chức ngày hội thể thao - văn nghệ công nhân lao động. ảnh: Lãnh đạo Huyện ủy Kỳ Sơn tặng quà công nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. 

Lý giải về thực tế "4 vào, 3 ra” này, anh Bùi Quốc Hoàn, Bí thư Thành Đoàn bộc bạch: Tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng ĐV -TN là công nhân phải làm việc theo ca nên khó bố trí thời gian để tham gia sinh hoạt. Đa số các doanh nghiệp không muốn hoạt động của Đoàn lấn vào quỹ thời gian, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng công việc và trực tiếp là thu nhập của người lao động nên công tác vận động sinh hoạt Đoàn rất khó khăn. Đó là trở ngại lớn cho việc thành lập cũng như duy trì tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động của các cấp bộ Đoàn với chủ doanh nghiệp có lúc, có nơi còn chưa thường xuyên, chưa sâu sát, thiếu những thông tin cần thiết… 

Tương tự như ở thành phố Hòa Bình, trong nhiệm kỳ qua, 2 huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, mỗi huyện vận động thành lập được 3 chi đoàn thì trong đó có 1 chi đoàn đã giải thể. Là địa bàn có KCN, song công tác vận động thành lập chi đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở Lương Sơn đang gặp không ít trở ngại. Chị Đinh Thị Thúy Hòa, Bí thư Huyện Đoàn Lương Sơn chia sẻ: Khó khăn lớn nhất đến từ sự thiếu hợp tác của lãnh đạo doanh nghiệp khi họ chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, năng suất, chất lượng lao động. Song song với tuyên truyền, vận động, BTV Huyện Đoàn Lương Sơn còn cử cán bộ chuyên trách theo sát, phối hợp tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích cho thanh niên công nhân… nhằm thay đổi nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp để thanh niên mong muốn có tổ chức của mình tại công ty, đơn vị. Tuy nhiên, cách làm này vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả. 

Giai đoạn 2017- 2022, BTV Tỉnh Đoàn đặt ra mục tiêu mỗi năm thành lập được 1-3 chi đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước, đồng thời duy trì hoạt động hiệu quả của các chi đoàn đã thành lập được. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, cũng theo anh Nguyễn Đức Thuận, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, trong thời gian tới, BTV Tỉnh Đoàn sẽ chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tiếp tục phối hợp với Hội doanh nghiệp trẻ, Ban quản lý các KCN đẩy mạnh khảo sát, tiếp cận với chủ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để vận động, tiếp tục nhân rộng các mô hình, cách làm hay, hiệu quả phù hợp nhằm tạo sự đồng thuận trong lãnh đạo doanh nghiệp và ĐV -TN công nhân. 

                                                                                                                             Hải Yến 


* Ghi nhận nỗ lực của tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

                                      Phạm Thị Ngọc Ánh

                    Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh

Các hoạt động, phong trào thi đua được phát động trong tổ chức Đoàn tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi, khí thế lao động sản xuất sôi nổi, giúp nâng cao năng suất lao động, chát lượng sản phẩm. Đặc biệt với phong trào thi đua "4 nhất” được BTV Tỉnh Đoàn phát động trong Đoàn khối doanh nghiệp tập trung vào các nội dung: "Chất lượng cao nhất - Tiến độ nhanh nhất - An toàn cao nhất - Tiết kiệm nhất” đã tạo môi trường thuận lợi để thanh niên công nhân phát huy tính xung kích, tình nguyện, sáng tạo, thi đua hoàn thành các hạng mục công trình đúng và vượt tiến độ đề ra, đảm bảo chất lượng cao nhất. 

* Mong muốn có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa cho thanh niên công nhân 

                                               Nguyễn Huyền Trang

                          Bí thư chi đoàn Công ty CP Sơn Thủy(Kỳ Sơn)

Là chi đoàn mới thành lập năm 2017, bản thân tôi cũng không được trang bị, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động Đoàn một cách bài bản, do đó, hoạt động chi đoàn không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Hy vọng trong thời gian tới, các cấp bộ Đoàn tập trung tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý đoàn viên phù hợp với đặc thù của Đoàn khối doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng, nhân rộng các mô hình hoạt động Đoàn khoa học, hiệu quả trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước, hướng về cơ sở và có tính chủ động gắn sinh hoạt Đoàn với giải quyết những vấn đề bức xúc của ĐVTN trong chi đoàn. 

* "Thiết kế” hoạt động Đoàn cần quan tâm đến việc thanh niên công nhân cần gì?

                                      Nguyễn Thanh Hải

          Công ty CP đầu tư và may mặc V - Link KCN Lương Sơn (Lương Sơn)

Ngoài lý do phải làm việc theo ca, kíp với yêu cầu hiệu suất công việc cao còn một nguyên nhân khác dẫn đến việc thanh niên không mặn mà với tổ chức Đoàn, đó là: thiếu những hoạt động thiết thực gắn với chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên công nhân. Nếu hoạt động Đoàn chỉ để giải trí thì hiện nay, mọi người nhìn điện thoại còn nhiều hơn nhìn nhau, lướt mạng xã hội còn nhiều hơn cả việc ăn hàng ngày. Do đó, những hoạt động Đoàn như vậy chắc chắờn sẽ không thu hút thanh niên. Các cấp bộ Đoàn khi "thiết kế”, tổ chức hoạt động cần quan tâm trả lời thỏa đáng câu hỏi: thanh niên công nhân cần gì? Chỉ có như vậy mới tiếp cận, thu hút được thanh niên đến với tổ chức Đoàn.

 


Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục