(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định: Việc làm là nhu cầu và hoạt động cơ bản tự thân của mỗi người nhưng lại là vấn đề có tính xã hội được cả cộng đồng quan tâm. Giải quyết việc làm và phát triển thị trường tốt nhằm góp phần phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, ổn định an ninh chính trị, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.


Phiên giao dịch việc làm lưu động được tổ chức tại các địa phương góp phần kết nối cung - cầu lao động. ảnh: ĐV-TN tìm kiếm thông tin tại Phiên giao dịch việc làm huyện Kim Bôi năm 2018.

Nhiều chính sách quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động

Theo thống kê năm 2017, tỉnh Hòa Bình có 832.543 người, trong đó nữ 424.320 người. Số người trong độ tuổi lao động là 557.804 người. Dân số trong độ tuổi lao động hoạt động kinh tế 398.356 người. Số lao động có việc làm trên địa bàn là 465.145 người, chia theo 3 nhóm ngành kinh tế gồm: nông, lâm, ngư nghiệp 320.250 người; công nghiệp, xây dựng 98.350 người; dịch vụ 46.545 người. Số lao động qua đào tạo đạt 51%.

Trong những năm qua, công tác lao động, việc làm được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm. Các quy định, chính sách hỗ trợ tạo việc làm và các văn bản có liên quan được tỉnh quan tâm triển khai. Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, ban hành các kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia về việc làm (Hiện nay là Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016- 2020 tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017). UBND tỉnh đã ban hành Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2017-2020 với các mục tiêu cụ thể như: Trung bình mỗi năm tạo việc làm mới ở thị trường trong nước cho từ 16.000-16.800 lao động. Trong đó giải quyết việc làm từ chương trình phát triển KT-XH của tỉnh từ 11.300-11.600 lao động. Giải quyết việc làm từ quỹ Quốc gia về việc làm 1.200-1.300 lao động. Cung ứng lao động cho các khu công nghiệp ngoài tỉnh 2.800-3.000 lao động. Xuất khẩu lao động từ 500 - 600 lao động. Trung bình hàng năm chuyển dịch ít nhất 2% lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 60%. Đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 3,3%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt 89%. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 55- 60%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 20- 22%.

Năm 2017, theo kế hoạch, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 16.500 lao động, kết quả đã giải quyết việc làm cho 17.020 lao động (bằng 103,15% kế hoạch). Trong đó, chia theo 3 nhóm ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp 6.876 người; công nghiệp, xây dựng 5.797 người; dịch vụ 4.347 người. Lao động nữ 7.875 người. Năm 2018, UBND tỉnh giao giải quyết việc làm 16.500 lao động. Kết quả ước 9 tháng, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 9.800 lao động, đạt trên 70% kế hoạch được giao.

Theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - an toàn lao động, ngoài số lao động giải quyết việc làm trong tỉnh, hiện tại, số lao động của tỉnh đi làm việc ở tỉnh khác khoảng 10.000 người, tập trung chủ yếu ở Công ty Samsung 4.000 người, Canon 1.200 người và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Bên cạnh đó, trung bình mỗi năm có từ 380- 400 lao động đi xuất khẩu lao động. Toàn tỉnh hiện có khoảng 3.200 lao động đang làm việc ở nước ngoài.

Nút thắt trong quá trình thực hiện

Thực hiện Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2015 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều về quỹ Quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ Quốc gia về việc làm. Năm 2017, Sở LĐ-TB&XH đã xây dựng Kế hoạch vốn vay từ quỹ Quốc gia về việc làm gửi Cục Việc làm đề nghị bổ sung 4.500 triệu đồng. Tuy nhiên, chưa được Cục Việc làm cấp. Hiện nay, nhu cầu vốn vay để phát triển sản xuất từ quỹ Quốc gia về việc làm trong nhân dân rất lớn mà nguồn vốn bổ sung hàng năm của Trung ương cho tỉnh không có, do vậy chỉ cho vay từ nguồn vốn thu hồi trong năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động thiếu vốn để tự tạo việc làm cho bản thân và tạo việc làm thu hút lao động nhàn rỗi tại địa phương. Hàng năm, Ngân hàng CSXH tỉnh căn cứ vào nguồn vốn thu hồi tiếp tục xoay vòng nguồn vốn cho người lao động có nhu cầu, đúng đối tượng, hướng dẫn lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ, giải ngân cho người lao động để tăng gia sản xuất, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.

Một khó khăn nữa là đa phần lao động nông thôn ở tỉnh chưa có tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật kém, thiếu trình độ chuyên môn nên việc giải quyết việc làm chất lượng chưa cao, thiếu tính bền vững và thu nhập thấp. ở nhiều địa phương, việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về học nghề và giải quyết việc làm còn mang tính hình thức, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục nên công tác giải quyết việc làm chưa đạt kết quả cao. Các doanh nghiệp của tỉnh đa số là nhỏ và siêu nhỏ cả về vốn đầu tư và quy mô, tổ chức; thu hút rất ít lao động của địa phương. Một số doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động thời vụ nên việc làm của người lao động không bền vững. Các dự án vay vốn phát triển KT-XH mặc dù đã thu hút được lực lượng lớn lao động nông thôn, tuy nhiên, do có đến gần 80% đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi nên tính bền vững chưa cao, thời gian làm việc của người lao động chưa thường xuyên, liên tục, thu nhập chưa bền vững…

Thêm cơ hội kết nối cung - cầu lao động

Để góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động ở các địa phương trong tỉnh, Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017- 2020 đã đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu, nội dung đã đề ra như: Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước; chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm ngoài nước; chính sách hỗ trợ đối với người lao động bị thu hồi đất; chính sách hỗ trợ tư vấn đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm và bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động và hoạt động thông tin truyền thông, nâng cao năng lực, giám sát chương trình với tổng kinh phí thực hiện trên 137 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết thêm: Thời gian qua, là cơ quan thường trực của tỉnh về công tác giải quyết việc làm cho người lao động, Sở LĐ-TB&XH đã triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực để kết nối doanh nghiệp và người lao động. Căn cứ tình hình thực tế nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp; nhu cầu tuyển sinh học nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và khả năng cung ứng nhân lực của tỉnh Hoà Bình, vừa qua, Sở LĐ-TB&XH Hòa Bình đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung ứng lao động và tuyển sinh học nghề với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh. Sau đó, đoàn công tác của 2 Sở đã tổ chức triển khai biên bản ghi nhớ tại một số địa phương có nhiều lao động trên địa bàn tỉnh gồm các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy và Lạc Sơn. Bên cạnh đó, thông qua hình thức phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại các huyện, thành phố hàng năm đã góp phần giải quyết việc làm trực tiếp cho hơn 2.000 lao động, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Hiện nay, các phiên giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn việc làm đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức tại các cụm xã, trường THPT, các xã vùng khó khăn có đông người lao động đã phát huy hiệu quả và có ý nghĩa đối với những người mới tham gia thị trường lao động và đang có nguyện vọng trang bị kiến thức nghề nghiệp cho bản thân.

Thông qua các phiên giao dịch, hội nghị tư vấn về việc làm, người lao động và người sử dụng lao động có cơ hội gặp nhau để kết nối cung- cầu, tạo ra sự tương tác nhằm tìm được việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động phù hợp. Qua đó, các cấp chính quyền, cơ quan QLNN về lao động, cơ sở đào tạo nghề có thể nắm bắt sát hơn những tín hiệu và nhu cầu tìm việc làm trên thị trường để có các giải pháp tích cực, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và đáp ứng nhu cầu, xu hướng của các nhà tuyển dụng…

                                                                                    Hương Lan


* Quảng Ninh có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động ngoài tỉnh

Là tỉnh phát triển của cả nước, hiện, nguồn lao động của Quảng Ninh đang ở mức thiếu hụt. Tình trạng phổ biến là thiếu nguồn lao động phổ thông cũng như những bất cập về chất lượng lao động, thiếu công nhân kỹ thuật. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 16.000 doanh nghiệp. Năm 2018, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên 33.000 lao động. Trong đó, đại học trên 2.000 lao động, trung cấp, cao đẳng trên 6.500 lao động, sơ cấp nghề 2.500 lao động, lao động phổ thông trên 22.000 người. Tập trung chủ yếu ở các ngành cơ khí chế tạo - công nghệ ô tô, công nghệ thông tin - viễn thông, điện - điện tử - điện lạnh - tự động hóa, dệt sợi - dệt nhuộm, may mặc, xây dựng, du lịch, kế toán, kiểm toán, kinh tế, kinh doanh, tiếp thị…

 

 Trong giai đoạn 2019-2025, các khu công nghiệp, khu kinh tế dự kiến nhu cầu tuyển dụng mỗi năm trung bình 15.000 lao động, trong đó có 7.500 lao động trong tỉnh, 7.500 lao động tỉnh ngoài. Trên địa bàn còn có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Qua nghiên cứu, trao đổi với lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hòa Bình, 2 bên đã ký cam kết về việc cung ứng lao động, việc làm, học nghề. Quảng Ninh rất mong muốn tuyển dụng được nhiều lao động tỉnh ngoài, trong đó có tỉnh Hòa Bình.

 

                                                                       

                                                                   Nguyễn Thành Tâm

                                              Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh

 

* Doanh nghiệp có nhiều chính sách thu hút người lao động

Công ty CP May xuất khẩu Sông Đà là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu nước ngoài, được thành lập và đi vào hoạt động đã được 27 năm. Công ty có 10 dây chuyền may hiện đại. Hiện nay, Công ty có nhu cầu tuyển 300 lao động nghề may công nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất trong năm 2018. Với mức lương cơ bản 3.471.000 đồng/tháng. Lao động đủ công còn được thưởng thêm tiền chuyên cần 500.000 đồng. Thu nhập bình quân đối với công nhân có tay nghề đang làm tại công ty từ 5- 8 triệu đồng/người/tháng. Ngoài thực hiện mọi chế độ theo quy định của Nhà nước, Công ty hỗ trợ nhà ở khép kín miễn phí cho công nhân cần chỗ ở (kể cả hộ gia đình), hỗ trợ tiền ăn trưa… Với ưu thế là doanh nghiệp trong tỉnh, đi lại thuận tiện với nhiều chế độ đãi ngộ sẽ là sự lựa chọn đối với nhiều lao động trong tỉnh.

                                                                Dương Thị Oanh

 

                    Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty CP May xuất khẩu Sông Đà

 

 * Mong muốn được hướng nghiệp dạy nghề để lựa chọn việc làm phù hợp

  Là học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT, đứng trước sự lựa chọn cho tương lai, chúng em có chút lo lắng về việc thi đỗ tốt nghiệp và học đại học tiếp hay chọn một nghề nào đó phù hợp với điều kiện, khả năng của mình?. Vừa qua, chúng em được tham gia Phiên giao dịch việc làm của huyện Kim Bôi tổ chức ngay tại trường. Chúng em rất phấn khởi khi được nghe các doanh nghiệp, trường nghề và các đơn vị tuyển lao động xuất khẩu cung cấp các thông tin hữu ích về điều kiện tuyển dụng, làm việc, mức lương, các chế độ đãi ngộ. Mong muốn của em là sau này ra trường được đi xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc. Vì em nghĩ, không chỉ có cánh cửa đại học mới là tương lai tốt nhất mà em có thể chọn một nghề phù hợp, có thu nhập để sau này làm tiền đề phát triển kinh tế gia đình.

                                              

                                                               Bùi Anh Linh

                                      Học sinh lớp 11, trường THPT Sào Báy (Kim Bôi)

 

Các tin khác


Quản lý, phòng ngừa người tâm thần phạm tội

(HBĐT) - Chồng giết vợ, con giết bố, giết mẹ… Các loại tội phạm do người mắc bệnh tâm thần gây ra thường thực hiện một cách dã man, tàn độc với bất kể người bị hại là ai, người quen, người ruột thịt hay người lạ, dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, gây tâm lý hoảng sợ trong xã hội. Trong khi đó, vì bệnh lý không áp dụng được chế tài hình sự nên cần tìm giải pháp ngăn ngừa khả năng phạm tội của người tâm thần.

Cần thêm dấu ấn của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Trong sản xuất nông nghiệp (NN), để đạt được các thành tựu lớn thì doanh nghiệp (DN) đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây được xem là nhân tố có khả năng "bắt” được tín hiệu thị trường tốt nhất lại có vốn, điều kiện để áp dụng KHCN vào sản xuất và định hướng cho nông dân sản xuất theo đúng tín hiệu thị trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đáng tiếc là trong sản xuất NN của tỉnh hiện nay vẫn còn thiếu những đóng góp quan trọng mang tên DN, nhất là các DN có tiềm lực triển khai các dự án lớn.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 88 di tích, gồm 41 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 47 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong đó, 37 di tích lịch sử - văn hóa, 21 di tích thắng cảnh, 18 di tích lịch sử cách mạng, 12 di tích khảo cổ học và 89 điểm di tích được UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt danh mục kiểm kê di tích. Thời gian qua, công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh còn nhiều vấn đề quan tâm.

Nỗ lực chuẩn bị cho năm học mới

(HBĐT) -Theo khung thời gian năm học đã được UBND tỉnh ban hành, từ ngày 13/8, giáo dục phổ thông trong tỉnh đã tựu trường; giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên tựu trường từ ngày 20/8. Trước đó, các nhà trường đã hoàn thành việc tuyển sinh đầu cấp. Dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng ngành GD &ĐT đã nỗ lực hoàn thành công tác chuẩn bị để sẵn sàng cho năm học mới 2018 - 2019.

Giải pháp nào xử lý tài liệu lưu trữ tồn đọng, tích đống ?

(HBĐT) - Các tài liệu trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị theo quy định phải phân loại, lập hồ sơ, chỉnh lý, đưa vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ lịch sử tỉnh thì vẫn bị tích đống, bó gói. Hiện tượng này đang diễn ra tại nhiều cơ quan trong tỉnh. Mặc dù UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc giải quyết tài liệu tồn đọng, tích đống nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này?

Sáp nhập trường học – phát sinh nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết

(HBĐT) - Tính đến tháng 7/2018, toàn tỉnh có 136 trường tiểu học, 118 trường THCS (không tính khối các trường PT DTNT THCS), 100 trường TH&THCS (trường có 2 cấp tiểu học và THCS) và 2 trường PTCS (trường có 3 cấp mầm non, tiểu học và THCS). Như vậy, thực hiện Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 1/6/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sắp xếp tổ chức các trường DTNT và các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trong 2 năm học vừa qua, ngành GD&ĐT đã tiến hành sáp nhập được 82 trường (đạt 61,2% so với kế hoạch đề án). Bên cạnh hiệu quả thiết thực thì việc sáp nhập trường học đã và đang phát sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm, giải quyết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục