(HBĐT) - Công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã cơ bản đảm bảo phát huy quyền dân chủ của nhân dân, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Trên cơ sở đó, việc tiếp xúc, đối thoại giúp người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những ý kiến tham vấn của nhân dân, kịp thời giải quyết những vấn đề nhân dân quan tâm ngay từ cơ sở.


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang tiếp xúc, đối thoại giải quyết khiếu nại của công dân thôn Thanh Xuân, xã Thanh Lương (Lương Sơn).

Phát huy vai trò người đứng đầu - nhìn từ huyện Yên Thủy

Thực hiện kế hoạch tiếp xúc, đối thoại năm 2018, ngày 12/10/2018, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Yên Lạc (Yên Thủy) tổ chức tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân xóm Cả với sự tham gia của 64 người dân. Trước đó, xã đã phát phiếu lấy ý kiến đến 100% hộ dân trong xóm. Thực hiện phân loại các vấn đề nhân dân quan tâm theo từng lĩnh vực cụ thể như xây dựng Đảng, KT - XH, an ninh trật tự... và giao cho cán bộ phụ trách các lĩnh vực ngành, đoàn thể có liên quan chuẩn bị nội dung trả lời nhân dân để Thường trực Đảng ủy xã tổng hợp. Tại buổi đối thoại, có 15 câu hỏi của cán bộ và nhân dân xóm Cả cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền về các vấn đề như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vệ sinh môi trường, công tác kiểm tra, giám sát của HĐND và UBND xã... Suốt quá trình đối thoại, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch MTTQ xã căn cứ các ý kiến của người dân thu được khi khảo sát và các ý kiến phát biểu trực tiếp đã trả lời đầy đủ, giải quyết từng kiến nghị của người dân. Kết thúc đối thoại, những vấn đề thuộc thẩm quyền của xã cần có thời gian giải quyết được đồng chí Bí thư Đảng ủy xã giao cho cán bộ phụ trách thực hiện. Những vấn đề vượt thẩm quyền được lãnh đạo xã tiếp thu, báo cáo huyện để giải quyết. Còn lại một số vấn đề được giải quyết ngay tại cuộc đối thoại làm hài lòng nhân dân.

Cũng theo cách làm đó, năm 2018, thị trấn Hàng Trạm tổ chức tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân khu phố 3 và 4. Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh những vấn đề như xây mới nhà văn hóa khu dân cư, tình trạng ngập úng khi trời mưa tại chợ Yên Thủy, việc quy hoạch xây dựng mới khu chợ Yên Thủy hay dự án đường điện 35 KV đi qua khu dân cư 3, 4 làm rò rỉ một số đường ống nước sạch... Theo đồng chí Đoàn Đức Toàn, Bí thư Đảng ủy thị trấn Hàng Trạm, tuy người dân khu phố 3, 4 chỉ đặt 5 câu hỏi và một số ý kiến phát biểu trực tiếp tại buổi đối thoại, nhưng đã đi thẳng vào những vấn đề thực tiễn tại cơ sở mà người dân đang quan tâm. Kết thúc đối thoại, những thắc mắc của người dân được trả lời cụ thể, lãnh đạo thị trấn tiếp thu những vấn đề vượt thẩm quyền báo cáo huyện kèm theo văn bản có ý kiến của nhân dân để cấp trên nhanh chóng giải quyết.

Trên đây là 2 trong nhiều địa phương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại ở huyện Yên Thủy. Từ năm 2018 đến nay, Huyện ủy Yên Thủy đã tổ chức 18 cuộc tiếp xúc, đối thoại với người dân và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các Ban chỉ đạo để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi, khó khăn, kiến nghị và giải pháp thực hiện trên từng lĩnh vực. Cụ thể, đồng chí Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện phối hợp tổ chức tiếp xúc, đối thoại nhân dân xã Bảo Hiệu với 34 ý kiến và 160 người tham gia; đối thoại với nhân dân các xóm thuộc xã Lạc Lương, Bảo Hiệu liên quan đến giải phóng mặt bằng dự án đường Hồ Chí Minh - quốc lộ 1A - quốc lộ 12B; lãnh đạo UBND huyện tổ chức 8 cuộc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân về vấn đề đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng, y tế. Các xã, thị trấn tổ chức được 7 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Ngoài ra, trụ sở tiếp công dân của HĐND và UBND huyện đã tiếp 158 lượt công dân đến đề đạt nguyện vọng, nhận và xử lý 93 đơn các loại.

Ngoài huyện Yên Thủy, nhiều địa phương khác cũng thực hiện hiệu quả việc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân như thành phố Hòa Bình, các huyện: Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thủy... Đặc biệt, thời gian qua, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức 9 cuộc tiếp xúc, đối thoại với cấp ủy, tổ chức Đảng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân. Điển hình như đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đối thoại với các hộ dân bị sạt lở thuộc tổ 26, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình); đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nhân dân xã Hợp Thịnh, Hợp Thành (Kỳ Sơn) về việc khai thác cát ở sông Đà... Qua đối thoại, các đồng chí lãnh đạo tỉnh kịp thời nắm bắt tình hình nhân dân, chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị tập trung giải quyết dứt điểm những đề xuất, kiến nghị chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân.

Xác định giải pháp đột phá nâng cao chất lượng tiếp xúc, đối thoại

Ngày 9/6/2016, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 232-QĐ/TU quy định về việc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Sau hơn 2 năm, đến nay, việc thực hiện công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân đã đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Cụ thể, ở cấp tỉnh, các cơ quan tỉnh đã tổ chức được 229 cuộc đối thoại với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; 451 cuộc đối thoại với nhân dân để giải quyết các kiến nghị; công đoàn các cấp tổ chức 349 cuộc đối thoại với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Cấp huyện đã tổ chức trên 80 cuộc và cấp xã tổ chức được 546 cuộc. Sau hơn 2 năm đã giải quyết được 86 đề xuất, kiến nghị; còn 2 kiến nghị đang trong quá trình giải quyết (kiến nghị của của các hộ dân xóm Tân Tiến, xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) và việc cấp đất cho cơ sở tôn giáo tại huyện Lạc Sơn). Các cuộc tiếp xúc, đối thoại đều được các cơ quan báo chí phản ánh kịp thời, đảm bảo công khai, minh bạch. Báo Hòa Bình đăng tải hơn 300 tin, bài, ảnh; Đài PT-TH tỉnh phát trên 400 tin về hoạt động đối thoại với nhân dân.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số hạn chế như: một số địa phương, đơn vị tổ chức tiếp xúc, đối thoại còn hình thức, hiệu quả kém, chưa rộng khắp ở các cấp, các ngành. Chưa chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung đối thoại thiếu trọng tâm, trọng điểm, còn đồng nhất giữa tiếp xúc, đối thoại với tiếp xúc cử tri. Việc đối thoại giải quyết một số nội dung chưa thực sự thấu đáo. Vai trò giám sát của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội về thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền sau đối thoại chưa được thường xuyên.

Từ những bất cập còn tồn tại, trong hội nghị giao ban chuyên đề về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Bùi Văn Tỉnh đã chỉ đạo những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Theo đó, cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc tiếp xúc, đối thoại theo Quyết định số 232 của BTV Tỉnh uỷ; đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu; xác định nội dung, hình thức và cách thức phù hợp với tình hình từng cơ sở, lựa chọn vấn đề đối thoại có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại nhằm tạo cầu nối quan trọng giữa cấp uỷ, chính quyền với người dân, nhất là ở các địa bàn trọng điểm. Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền phải gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân với thái độ cầu thị. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Tập trung giải quyết các kiến nghị sau đối thoại và thông báo kết quả đến người dân bằng văn bản hoặc qua hệ thống thông tin đại chúng.


Thực hiện theo đúng quy trình tổ chức tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, Thường trực Đảng uỷ thị trấn Hàng Trạm (Yên Thuỷ) phát phiếu lấy ý kiến đến các khu dân cư để khảo sát các vấn đề nhân dân quan tâm làm cơ sở xây dựng nội dung đối thoại.

Một giải pháp quan trọng mang tính đột phá là việc BTV Tỉnh uỷ đã ban hành Quy chế số 07, ngày 27/3/2019 về "tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn tỉnh”. Theo đó, xác định rõ các nội dung tiếp xúc, đối thoại như thông báo khái quát tình hình KT-XH, QP-AN, những vấn đề dư luận xã hội, cán bộ, đảng viên quan tâm; thông tin, phản ánh việc thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghe MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân báo cáo kết quả thực hiện vai trò giám sát trên các lĩnh vực; thu thập ý kiến đóng góp, tham vấn phản biện của tổ chức, cá nhân về dự thảo các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân; phản ánh trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu; tiếp thu, giải quyết hoặc định hướng giải quyết những phản ánh, kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quy chế cũng xác định rõ phương pháp tổ chức thực hiện và trách nhiệm tham gia tiếp xúc, đối thoại của người chủ trì và cá nhân, tập thể tham gia đối thoại. Đây là cơ sở, nền tảng giúp nâng cao chất lượng công tác tiếp xúc, đối thoại trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên các mặt chính trị, phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN của tỉnh.

Thanh Sơn


Nhóm ý kiến: 

 

Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi tham gia tiếp xúc, đối thoại

Mỗi cuộc tiếp xúc, đối thoại được tổ chức, người đứng đầu là người chủ trì buổi đối thoại cần tập hợp đầy đủ các ý kiến tham gia đối thoại; giải trình, giải thích và chỉ đạo giải quyết trực tiếp, cụ thể, rõ ràng các yêu cầu, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người tham gia đối thoại. Đồng thời, chịu trách nhiệm về việc trả lời các ý kiến, kể cả trong trường hợp chỉ định người khác trả lời thay. Cần đảm bảo các cuộc đối thoại được tổ chức đúng quy trình đã quy định nhằm đảm bảo tính công khai, khách quan, dân chủ, phát huy hiệu quả cuộc đối thoại để giải quyết các vấn đề có trọng tâm, trọng điểm.

 

Nguyễn Quang Minh

Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ


Nâng cao vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cần chủ động nắm bắt tình hình và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và nhân dân, nhất là những vấn đề bức xúc, phức tạp để phối hợp tham mưu giúp người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia đối thoại với tinh thần dân chủ, cởi mở, chủ động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng. Đặc biệt, tăng cường hơn nữa vai trò giám sát việc giải quyết các kiến nghị của nhân dân sau tiếp xúc, đối thoại.

 

Bùi Thị Bình

Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ Yên Thuỷ

 

 

Nhanh chóng thông tin đến người dânkết quả giải quyết các vấn đề sau đối thoại

Để tăng niềm tin, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị cần nhanh chóng, kịp thời thông tin đến người dân kết quả giải quyết các vấn đề mà nhân dân quan tâm sau mỗi cuộc tiếp xúc, đối thoại bằng văn bản hay qua các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, người dân có cơ sở để nắm bắt tình hình, nêu ý kiến tham vấn với những đề xuất giải pháp và thực hiện trách nhiệm giám sát của mình đối với việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị.

Nguyễn Huy Dũng

Bí thư Chi bộ xóm Suối Ngành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn)


 

Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục