(HBĐT) - Với nhiều chương trình, dự án từ chính sách dân tộc được triển khai thực hiện, vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Châu đang có nhiều khởi sắc. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, quan tâm thúc đẩy sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã và đang nâng lên, xóa được đói, giảm được nghèo.


Chúng tôi đến xóm Trà Đáy, xã Pà Cò khi khắp các triền núi, chân đồi ngút ngàn màu xanh của chè shan tuyết vào vụ thu hái chính. Chị Sùng Y Súa, một trong những hộ trồng chè phấn khởi cho biết: "Nhờ có Dự án Giảm nghèo hỗ trợ giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, cách làm ăn mà người trồng chè trong xóm đã đủ ăn, không còn nghèo khổ nữa”. Được biết, từ năm 2011, Dự án Giảm nghèo của tỉnh đã kết nối với doanh nghiệp cung cấp giống, kỹ thuật, đồng thời mở ra liên kết trồng và tiêu thụ chè shan tuyết ở xã Pà Cò với diện tích vài chục ha. Cũng từ đây, những đồi chè shan tuyết, chè đắng đã phủ kín, mang lại cuộc sống ấm no, khấm khá hơn cho bà con người Mông. Năm 2017, Pà Cò đã thoát ra khỏi xã nghèo.

 

Hộ dân xóm Khan Hạ, xã Ba Khan (Mai Châu) được Chương trình 135 hỗ trợ tư liệu sản xuất và giống ngô mới, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Với xã Ba Khan, diện mạo KT -XH có nhiều thay đổi kể từ khi các chương trình, dự án của chính sách dân tộc đến với người dân. Đường liên xóm, đường vào khu sản xuất các xóm: Khan Hò, Khan Thượng, Khan Hạ êm thuận, mở rộng lòng, lề đường để người, phương tiện dễ đi hơn, thuận lợi cho giao thương hàng hóa, vận chuyển vật tư nông nghiệp, nông sản. Chương trình 135, Dự án Giảm nghèo đồng thời hỗ trợ nhiều hoạt động sinh kế, đưa vào các mô hình trồng khoai lang Nhật, trồng gừng liên kết, nuôi lợn bản địa, bò sinh sản… Nhờ đó, đời sống của hộ nghèo trên địa bàn xã đổi thay tích cực, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 9, 6 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 50%.
 
Theo phòng Dân tộc huyện, trên địa bàn hiện có 8 xã đặc biệt khó khăn gồm: Cun Pheo, Nà Mèo, Tân Mai, Tân Dân, Hang Kia, Ba Khan, Noong Luông, Pù Bin. Trong 2 năm (2015 - 2016), từ Chương trình 135 theo Quyết định số 551, ngày 4/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ gần 23, 4 tỷ đồng cho các xã. Chương trình tập trung hỗ trợ về cơ sở hạ tầng với 40 công trình giao thông, giáo dục, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số được ưu tiên. Cụ thể hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và vật tư sản xuất, xây dựng 11 mô hình với tổng kinh phí gần 3, 1 tỷ đồng. Năm 2017, các chương trình, dự án thuộc chính sách dân tộc tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư, xây dựng 13 công trình với số vốn trên 7, 2 tỷ đồng, hỗ trợ 1, 7 tỷ đồng cho mục tiêu cải thiện điều kiện sản xuất, tăng cường cơ giới hóa, bảo quản, chế biến nông, lâm sản nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã, xóm, bản đặc biệt khó khăn.

Nhiều chính sách khác cũng đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đến nay, 897/897 hộ có nhu cầu đã được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán với tổng kinh phí gần 1, 2 tỷ đồng. 100 hộ được hỗ trợ máy móc, nông cụ theo chương trình hỗ trợ chuyển đổi nghề. 18.263 nhân khẩu được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ giống cây trồng với tổng kinh phí trên 1, 4 tỷ đồng. Hiện, toàn huyện có 530 hộ vay vốn phát triển sản xuất với tổng số vốn trên 4, 2 tỷ đồng đầu tư chăn nuôi đại gia súc, mua máy móc cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn cao, không có hộ nợ quá hạn. Có 2.749 khách hàng được vay vốn về tín dụng diện nghèo và đối tượng chính sách với tổng dư nợ gần 77, 8 tỷ đồng.

Đồng chí Hà Công Thẻ, Chủ tịch UBND huyện đánh giá: Chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã góp phần phát triển KT -XH, đảm bảo an ninh chính trị. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước cải thiện và nâng cao, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng trong huyện, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,3%/năm. Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến nay được đầu tư tương đối hoàn thiện. Các công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông, giáo dục, điện, nước, trạm y tế phát huy hiệu quả, giải quyết khó khăn chung cho địa phương. 

                                                                                                          
                                                                             Bùi Minh

 


Các tin khác


Hang Kia - Pà Cò: Trắng trời... băng tuyết

(HBĐT) - Ảnh hưởng từ đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng. Nhiệt độ giảm sâu xuống còn -30 C, trong ngày 24/1/2016, trên địa bàn 2 xã Hang Kia - Pà Cò xuất hiện hình thái thời tiết cực đoan: mưa tuyết rơi dày đặc. Theo thông tin mới nhất, tính đến thời điểm 10h30’ ngày 26/1/2016 toàn bộ vùng đất Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) vẫn chìm trong băng tuyết giá lạnh...

Mùa mận chín nơi thung trắng

(HBĐT) - Nếu như ngô được coi là cây cứu đói thì mận lại là cây giảm nghèo của đồng bào Mông ở 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu). Gần 25 năm bám rễ ở vùng đất quanh năm mây phủ này, cây mận tam hoa, mận hậu chịu nhiều biến động bất thường của giá cả thị trường, có thời điểm tưởng chừng người dân phải chặt bỏ để thay thế những cây khác và rồi, cây mận vẫn kiên trì bám trụ để rồi hôm nay đem đến cho người dân một mùa bội thu.

Mai Sơn - nỗi niềm nơi ở mới

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của vùng hồ Hòa Bình và cơn bão số 5 năm 2007 dẫn đến sạt lở đất đai, vườn tược, nhà cửa tác động lớn đến đời sống nhân dân hai xã Phúc Sạn và Tân Mai (Mai Châu). Trước thực trạng đó, xóm Mai Sơn (Yên Nghiệp - Lạc Sơn) là khu di dân được đầu tư xây dựng theo quyết định của UBND tỉnh nhằm chuyển dân để ổn định đời sống cho 60 hộ hai xã Tân Mai, Phúc Sạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục