(HBĐT) - Con đường bê tông về bản thênh thang, đường vào khu sản xuất trải rộng, đàn bò thong thả kiếm ăn trên đồi, đàn lợn bản địa, đàn gà phát triển đã phần nào nói lên cuộc sống của đồng bào người Mông xã Hang Kia (Mai Châu) trên đà khởi sắc. Theo đồng chí Khà A Váu, Chủ tịch UBND xã, những thay đổi hôm nay nhờ có sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, trong đó có Dự án Giảm nghèo.

 


Hộ nuôi bò sinh sản xóm Hang Kia 2, xã Hang Kia (Mai Châu) có nguồn sinh kế bền vững từ khi tham gia nhóm chăn nuôi được Dự án Giảm nghèo hỗ trợ.

Năm 2012, cùng một số chị em ở chi 2, xóm Hang Kia 2, chị Vàng Y Mỵ được Dự án Giảm nghèo hỗ trợ 100% vốn đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Thấm thoắt hơn 5 năm trôi qua, với sự chăm chỉ, cần cù học hỏi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi trong khuôn khổ đã được Dự án triển khai tập huấn, đàn bò của chị Mỵ từ 1 con đã nhân lên 5 con, trở thành nguồn sinh kế chủ lực của gia đình. Cũng với nỗ lực của mình, chị Mỵ đã vươn lên thoát nghèo. Ngoài chăn nuôi bò, chị nuôi thêm gà, lợn và có nguồn thu từ trồng ngô, mận, dong riềng.

 

Một phụ nữ được hỗ trợ sinh kế thoát nghèo khác là chị Khà Y Dợ ở chi 1, xóm Hang Kia 2. Hưởng lợi từ giai đoạn II Dự án Giảm nghèo, chị được cấp tiền hỗ trợ tự mua bò giống, đồng thời được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật. Cho đến nay, cùng với hơn 10 chị em khác, đàn bò của nhóm cùng sở thích nuôi bò sinh sản chi 1 đã tăng lên gần 30 con.

ở 2 giai đoạn trước và giai đoạn vốn vay bổ sung (2016 - 2018), Dự án Giảm nghèo đã dành quan tâm đặc biệt tới việc cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào Mông ở vùng đặc biệt khó khăn này. Bể nước ở xóm Thung Mài với thể tích 50 m3 được đầu tư xây dựng đã đảm bảo nguồn nước sạch cho 53 hộ dân kể cả vào mùa khô. Nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Thung Mặn, Thung ảng đã bàn giao, đưa vào hoạt động hiệu quả. Đáng mừng hơn là đường xá đi lại của bà con các xóm đã cải thiện rõ rệt. Đường nội xóm Hang Kia được bê tông hóa với tổng kinh phí 1, 7 tỷ đồng nhờ có Dự án hỗ trợ. Đường vào khu sản xuất các xóm: Thung Mài, Pà Khôm, Thung Mặn cũng đã cứng hóa thuận tiện cho việc đi lại, chuyển chở vật tư sản xuất và hàng hóa nông sản. Mỗi công trình đường vào khu sản xuất có tổng trị giá trên, dưới 300 triệu đồng.

Đồng chí Khà A Páo, thành viên Ban Phát triển xã cho biết: Những hạng mục hạ tầng và tiểu dự án hỗ trợ sinh kế có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống bà con xóm bản. Có công trình đường giao thông, nước sạch, nhà sinh hoạt cộng đồng được Dự án Giảm nghèo đầu tư hỗ trợ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Các công trình được giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công và quản lý, bảo vệ sau đầu tư đã phát huy tác dụng. Mặt khác, các nguồn hỗ trợ sinh kế được lựa chọn căn cứ vào nhu cầu thực tế của bà con nên phù hợp và hiệu quả, giúp thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững.

Tình hình KT-XH xã Hang Kia còn nhiều khó khăn, bình quân thu nhập đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm hơn một nửa tổng số hộ. Tuy nhiên, có Dự án Giảm nghèo tiếp sức, cuộc sống của đồng bào người Mông đã vơi đi trở ngại. Điều kiện sinh hoạt, sản xuất được nâng lên. Hàng chục hộ từ xuất phát điểm là hộ nghèo đã thoát nghèo, ổn định sản xuất và có nguồn sinh kế ấm no như gia đình chị Khà Y Dợ, Vàng Y Mỵ ở xóm Hang Kia 2, anh Khà A Trừ ở xóm Thung Mài…


                                                                                         Bùi Minh



Các tin khác


Huyện Mai Châu khơi dậy sức dân giữ vững trật tự an toàn xã hội

(HBĐT) - Từ sự cảnh giác, nêu cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm (PCTP) ngay từ cơ sở, người dân xóm Lác 1, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã kịp thời phát hiện và đấu tranh với đối tượng Trịnh Văn Toàn thuộc tổ chức phản động lưu vong "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” cùng 4 đối tượng thuộc nhóm NO-U Hà Nội có hành vi tổ chức lôi kéo người dân tham gia vào tổ chức của chúng. Sau khi phát hiện, người dân trong xóm đã không tiếp tay, cô lập... buộc các đối tượng phải rời khỏi địa bàn.

Độc đáo món cá trong đời sống văn hóa ẩm thực người Thái

(HBĐT) - Thung lũng Mai Châu xinh đẹp, nơi hội tụ khá đầy đủ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. Khám phá văn hóa Thái Mai Châu, chúng tôi ngỡ ngàng khi biết rằng ngoài nhà sàn, điệu múa xòe, khung dệt thổ cẩm..., nơi đây còn lưu giữ khá vẹn nguyên nét sinh hoạt ẩm thực độc đáo, đó là sử dụng cá trong mâm cỗ cúng và đời sống hàng ngày.

Lên Hang Kia xem người Mông làm homestay

(HBĐT) - Lâu nay, người Mông ở xã Hang Kia (Mai Châu) chỉ quen canh tác nương rẫy, săn bắn. Cuộc sống, sinh hoạt của bà con gắn bó với núi, với rừng. Cho tới ngày một vài hộ dân ở xóm Hang Kia nghĩ đến việc thiết lập hạ tầng cơ sở lưu trú để thu hút du khách. Từ đó nơi đây bắt đầu mọc lên các homestay đạt tiêu chuẩn…

Xã Nà Mèo vượt khó làm khuyến học

(HBĐT) - Là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Mai Châu nhưng Nà Mèo có đến 337/351 hộ có hội viên khuyến học. Năm 2017 xã có 127 hộ đạt danh hiệu "gia đình học tập”, 174 hộ tham gia phong trào "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”. Đặc biệt, từ nguồn quỹ do hội viên đóng góp, huy động từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm, đầu mỗi năm học xã có hàng trăm suất quà, học bổng để kịp thời hỗ trợ, động viên học sinh, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Du lịch Mai Châu cần sự liên kết để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế

(HBĐT) - Được thiên nhiên ưu đãi và có nền văn hóa đặc sắc, huyện Mai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Đặc biệt, việc được chính thức quy hoạch trở thành điểm du lịch quốc gia, Mai Châu có nhiều cơ hội đưa du lịch bứt phá. Tuy nhiên, làm sao để đánh thức được tiềm năng lợi thế và tận dụng được "thương hiệu” điểm du lịch quốc gia, biến du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là trăn trở không chỉ của cấp ủy Đảng, chính quyền mà cả của người dân huyện Mai Châu.

Hội thi viết chữ đẹp” Nét chữ - Nết người” năm học 2017- 2018

(HBĐT) - Ngày 7/3, Phòng giáo dục đào tạo huyện Mai Châu đã tổ chức kết quả hội thi viết chữ đẹp” Nét chữ - Nết người” năm học 2017- 2018. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục