(HBĐT) - Những năm qua, công tác xoá đói, giảm nghèo ở xã Tòng Đậu (Mai Châu) được quan tâm thực hiện. Đặc biệt, nhờ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH, người dân đã sử dụng vốn đúng mục đích với nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 7,3%; hộ cận nghèo 7,8%; bình quân thu nhập đầu người đạt 25 triệu đồng.


Chị Vì Thị Xiển, xóm Tòng, xã Tòng Đậu (Mai Châu) được vay mới 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo để đầu tư chăn nuôi bò.

 

Theo đánh giá, nguồn vốn chính sách đã trở thành "người bạn” đồng hành và điểm tựa của nông dân trong hành trình vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng NTM trên địa bàn xã.

Có mặt tại xã Tòng Đậu vào ngày giao dịch mới thấy nhu cầu về vốn của người dân nơi đây. Được vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo, chị Vì Thị Xiển, xóm Tòng tâm sự: "Gia đình tôi là hộ nghèo 3 năm nay. Gia đình có 4 nhân khẩu chỉ trông vào 520 m2 ruộng, cuộc sống khó khăn, vẫn ở nhà tạm. Trước đây, gia đình tôi được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, hiện nuôi 3 con bò. Với vốn vay lần này, gia đình tôi sẽ mua thêm đôi bò nữa và chăm sóc đàn bò phát triển”. Mặc dù là hộ nghèo nhưng gia đình chị Xiển trả lãi đúng hạn và tham gia gửi tiền tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Chị Xiển mong muốn được vay thêm vốn để cuối năm làm nhà và tiếp tục đầu tư chăn nuôi, từng bước thoát nghèo.

Đến nay, xã Tòng Đậu có 11 tổ tiết kiệm và vay vốn với 343 thành viên hoạt động ở 6 xóm. Hiện xã thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 6,4 tỷ đồng, gồm: chương trình hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo, NS&VSMT, SX - KD, HS - SV, giải quyết việc làm, nhà ở, dân tộc thiểu số. Trong đó, chương trình cho vay NS&VSMT có dư nợ cao nhất (trên 2,8 tỷ đồng) với 228 hộ vay; hộ nghèo dư nợ trên 1 tỷ đồng với 38 hộ còn dư nợ; hộ cận nghèo trên 1,2 tỷ đồng với 43 hộ vay... Đến hết tháng 3/2018, số dư tiết kiệm qua tổ đạt trên 300 triệu đồng. Đặc biệt, xã không có nợ quá hạn; 100% tổ xếp loại tốt.

Đồng chí Hà Văn Tích, Chủ tịch UBND xã Tòng Đậu cho biết: Chương trình cho vay vốn chính sách đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân. Hàng tháng, NHCSXH giao dịch tại xã vào ngày cố định nên khâu khảo sát, giải ngân cho vay thuận lợi. Nhiều hộ nhờ được vay vốn và giúp đỡ về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nên từ đói nghèo đã vươn lên khá giả. Trong năm 2017 và 3 tháng đầu năm 2018, từ nguồn vốn chính sách các hộ đã đầu tư xây mới, sửa chữa nâng cấp được 82 công trình nước sạch, 82 công trình vệ sinh; xây dựng 5 ngôi nhà; tạo việc làm cho 7 lao động...

Để nguồn vốn chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã, thời gian tới, các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác và cấp ủy, chính quyền xã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH huyện triển khai, thực hiện vốn chính sách. Theo đó, tập trung tuyên truyền, giải ngân kịp thời vốn đến người dân. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm định hướng người dân sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả. Việc bình xét cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, ưu tiên các hộ đủ điều kiện thụ hưởng chương trình, có phương án sản xuất rõ ràng, khả năng quản lý tốt nguồn vốn vay…

Quá trình bình xét có sự tham gia của các tổ chức hội, đoàn thể cấp xã, trưởng thôn để đảm bảo mức vay phù hợp với nhu cầu vốn của phương án sản xuất. Xã mong muốn được bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách nhằm giúp các hộ tăng vốn sản xuất, ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững, phục vụ tốt công tác giảm nghèo tại xã - đồng chí Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh.

 

Hải Linh

Các tin khác


Ban ATGT tỉnh Hòa Bình phối hợp tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT cho học sinh

(HBĐT) - Nhằm tăng cường cho học sinh những kiến thức về ATGT sáng ngày 26/03 Ban ATGT tỉnh Hòa Bình phối hợp với Ban ATGT huyện Mai Châu và Trường THCS Thị trấn Mai Châu tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT thu hút đông đảo học sinh và các thầy, cô giáo trên địa bàn tham gia.

Khám phá lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân, trong tiết trời se lạnh, xuyên qua làn sương mờ bao phủ núi rừng trên cung đường Tây Bắc, chúng tôi có dịp đến thăm các xã Hang Kia, Pà Cò huyện vùng cao Mai Châu. Cùng đông đảo người dân và du khách muôn nơi, chúng tôi đến đây để hòa mình vào không khí lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông. Lễ hội Gầu Tào được xem là biểu tượng văn hóa của người Mông. Gầu Tào theo ngôn ngữ Mông là chơi núi mùa xuân, mang ý nghĩa là núi thiêng, cầu thiêng.

Huyện Mai Châu khơi dậy sức dân giữ vững trật tự an toàn xã hội

(HBĐT) - Từ sự cảnh giác, nêu cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm (PCTP) ngay từ cơ sở, người dân xóm Lác 1, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã kịp thời phát hiện và đấu tranh với đối tượng Trịnh Văn Toàn thuộc tổ chức phản động lưu vong "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” cùng 4 đối tượng thuộc nhóm NO-U Hà Nội có hành vi tổ chức lôi kéo người dân tham gia vào tổ chức của chúng. Sau khi phát hiện, người dân trong xóm đã không tiếp tay, cô lập... buộc các đối tượng phải rời khỏi địa bàn.

Độc đáo món cá trong đời sống văn hóa ẩm thực người Thái

(HBĐT) - Thung lũng Mai Châu xinh đẹp, nơi hội tụ khá đầy đủ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. Khám phá văn hóa Thái Mai Châu, chúng tôi ngỡ ngàng khi biết rằng ngoài nhà sàn, điệu múa xòe, khung dệt thổ cẩm..., nơi đây còn lưu giữ khá vẹn nguyên nét sinh hoạt ẩm thực độc đáo, đó là sử dụng cá trong mâm cỗ cúng và đời sống hàng ngày.

Lên Hang Kia xem người Mông làm homestay

(HBĐT) - Lâu nay, người Mông ở xã Hang Kia (Mai Châu) chỉ quen canh tác nương rẫy, săn bắn. Cuộc sống, sinh hoạt của bà con gắn bó với núi, với rừng. Cho tới ngày một vài hộ dân ở xóm Hang Kia nghĩ đến việc thiết lập hạ tầng cơ sở lưu trú để thu hút du khách. Từ đó nơi đây bắt đầu mọc lên các homestay đạt tiêu chuẩn…

Xã Nà Mèo vượt khó làm khuyến học

(HBĐT) - Là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Mai Châu nhưng Nà Mèo có đến 337/351 hộ có hội viên khuyến học. Năm 2017 xã có 127 hộ đạt danh hiệu "gia đình học tập”, 174 hộ tham gia phong trào "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”. Đặc biệt, từ nguồn quỹ do hội viên đóng góp, huy động từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm, đầu mỗi năm học xã có hàng trăm suất quà, học bổng để kịp thời hỗ trợ, động viên học sinh, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục