(HBĐT) - Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân đầu người xã Đồng Bảng (Mai Châu) đạt 14 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân của huyện 12 triệu đồng. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH.


Xưởng chế biến đũa của gia đình anh Hứa Văn Thái ở xóm Vắt, xã Đồng Bảng (Mai Châu) giải quyết việc làm cho trên 10 lao động với mức thu nhập trung bình 4 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Hà Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Bảng cho biết: "Là xã thuần nông nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Đồng Bảng chỉ có hơn 110 ha, chiếm hơn 4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Trong đó, diện tích đất trồng lúa 12,5 ha và 25 ha trồng ngô. Nguyên nhân chính là do địa hình xã đa phần là đồi núi cao, đất bằng phẳng ít, không đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Trong những năm qua, huyện đã hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế như chăn nuôi bò lai Sind, gà đen, lợn sinh sản… Tuy nhiên, do chưa áp dụng tốt khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả không cao. Ngoài ra, điều trăn trở lớn nhất với bà con hiện nay là các sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ và thường bị tư thương ép giá.

Trước thực trạng trên, cấp ủy, chính quyền xã Đồng Bảng tích cực tuyên truyền nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tìm tòi, sáng tạo xây dựng mô hình kinh tế triển vọng, đem lại hiệu quả cao. Điển hình như các hộ dân đã tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn phát triển kinh tế đồi rừng. Theo thống kê, toàn xã hiện có 945 ha rừng sản xuất, chủ yếu trồng bương, tre, luồng. Ngoài ra, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình cây ăn quả có múi, nhân dân tích cực cải tạo vườn tạp, chuyển đổi trồng thí điểm 4 ha cam, bưởi. Bên cạnh đó, khai thác lợi thế quốc lộ 6 chạy qua địa bàn 4/5 xóm, nhiều hộ đẩy mạnh phát triển TTCN thương mại, dịch vụ. Qua đó đã thành lập được 1 doanh nghiệp, 6 xưởng TTCN, 25 nhà hàng…giải quyết việc làm cho trên 80 lao động địa phương.

Chúng tôi đến thăm xưởng chế biến đũa của gia đình anh Hứa Văn Thái ở xóm Vắt. Xưởng giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động với mức thu nhập trung bình 4 triệu đồng/người/tháng. Chia sẻ với chúng tôi, anh Lò Văn Phiền, công nhân tại xưởng chế biến đũa cho biết: "Trước đây khi làm nông nghiệp thu nhập của tôi chỉ đạt 7- 8 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, từ khi làm việc tại đây, thu nhập ổn định hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa”.

Để giải quyết khó khăn về vốn cho hội viên khi phát triển các mô hình kinh tế, xã Đồng Bảng nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện với tổng nguồn vốn 4,4 tỷ đồng. Ngoài ra, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 2 lớp dạy nghề chăn nuôi thủy sản và mây - tre - đan, thu hút gần 100 học viên tham gia.

"Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, trong thời gian tới, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, tận dụng mọi nguồn lực để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Bên cạnh đó, xã mong muốn các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ người dân KHKT áp dụng vào sản xuất. Qua đó nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế và giảm tối đa hộ nghèo trong thời gian sớm nhất”, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

 Đức Anh

Các tin khác


Ngăn chặn xâm canh, xâm cư và xâm hại rừng tại khu vực suối Rằm, xã Cun Pheo

(HBĐT) - Xâm canh, xâm cư là câu chuyện xảy ra ở khu vực suối Rằm thuộc xóm Táu Nà, xã Cun Pheo, huyện Mai Châu bắt đầu từ tháng 3/2016. Từ 1 hộ với 3 nhân khẩu người Mông ở bản Nà Lù, xã Piêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tự ý di cư đến khu vực suối Rằm dựng lán trại và phát nương làm rẫy. Sau 2 năm, con số này tăng lên 38 hộ với 190 nhân khẩu. Những hộ di cư đều là người Mông thuộc huyện Bắc Yên, Phù Yên, tỉnh Sơn La và huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã sang xã Cun Pheo xâm canh, xâm cư đất nương làm rẫy, làm nhà gỗ và lập bàn thờ.

Sáng tạo gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc

(HBĐT) - Nhằm góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở huyện vùng cao Mai Châu, từ đầu năm học 2017 - 2018, trường tiểu học thị trấn Mai Châu đã phát động phong trào học sinh mặc trang phục dân tộc đến lớp vào một ngày trong tuần nhằm giúp các em thêm hiểu biết, trân trọng và tự hào về nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Tòng Đậu sau 3 năm về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Đến Tòng Đậu (Mai Châu) những ngày này có thể cảm nhận rõ đổi thay trong diện mạo nông thôn. Những tuyến đường nội thôn, liên thôn đã được đổ bê tông sạch đẹp. Các công trình phúc lợi, trường học được xây dựng khang trang, kiên cố.

Giao ban MTTQ và các đoàn thể huyện quý I năm 2018

(HBĐT)- Ngày 18/04, huyện Mai Châu đã tổ chức hội nghị giao ban MTTQ và các đoàn thể huyện để đánh giá kết quả công tác quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2018. Đồng chí Đặng Mai Sơn – Phó bí thư TT huyện ủy chủ trì hội nghị.

Chiềng Châu: Điểm sáng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc

(HBĐT) - Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ ANTQ. Những năm qua, Công an xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo và tổ chức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ có hiệu quả, tạo được niềm tin trong nhân dân.

Chuyển biến trong công tác dân số ở xã Nà Mèo

(HBĐT) - Trong khi nạn tảo hôn, tình hình vi phạm các chính sách về DS- KHHGĐ vẫn là vấn đề nóng ở huyện Mai Châu thì tại Nà Mèo - xã khu vực III còn nhiều khó khăn của huyện, vấn đề này được kiểm soát khá tốt. Minh chứng thực tế đó là năm 2017, xã không có trường hợp tảo hôn và sinh con thứ 3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục