(HBĐT) - Ngay sau vụ việc Giàng A Sùng (sinh năm 1986) trú tại xóm Thung Mặn, xã Hang Kia dùng súng tự chế bắn chết anh họ là Giàng A Thào (sinh năm 1965) trú cùng xóm do nghi bị bỏ bùa, cấp uỷ, chính quyền, MTTQ huyện Mai Châu cùng các ngành, đoàn thể địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân nắm, hiểu và tích cực bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng đời sống văn hoá mới...


Không chỉ riêng ở Hang Kia mà công tác vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về xây dựng đời sống văn hoá mới đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp cùng các ngành, đoàn thểtrong toàn huyện coi trọng. Đồng chí Hà Thị Huân, Phó trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ Mai Châu cho biết: Từ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã tạo thành cuộc vận động, phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hoá mới sôi nổi trong toàn huyện. Về phía Huyện uỷ đã ban hành Kế hoạch số 92-KH/HU nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; tiếp tục lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Ban Thường vụ Huyện uỷ như Chỉ thị số 10-CT/HU về tăng cường tuyên truyền, phòng chống mê tín dị đoan và nạn tảo hôn trên địa bàn huyện.


Thời gian qua, người dân xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã thực hiện có hiệu quả mô hình "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh", qua đó góp phần xây dựng đời sông văn hóa tốt đẹp.

Từ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt trong công tác vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương về xây dựng đời sống văn hoá mới, huyện Mai Châu đã tập trung thực hiện nhiều mô hình xây dựng đời sống văn hoá mới với cách làm hay. Ví như mô hình xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang tại 2 xã vùng đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò. Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông ở 2 xã còn lưu giữ nhiều hủ tục lạc hậu... Theo đó, mỗi khi có người chết, người ta đem thi thể đặt trên ván gỗ giữa nhà rồi mời thầy cúng về làm lễ trong nhiều ngày, vẫn bón cơm cho người chết. Đặc biệt, trong quá trình làm tang ma, người dân không cho vào quan tài như các dân tộc khác mà buộc thi thể người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ cho đến khi hạ huyệt. Mỗi đám ma thường kéo dài từ 5 - 7 ngày. Quá trình tổ chức tang ma, việc ăn uống linh đình, tốn kém vẫn diễn ra...

Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể huyện Mai Châu đã tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Mông xóa bỏ tập tục lạc hậu này, thực hiện mô hình "xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang” của đồng bào dân tộc Mông. Theo đồng chí Sùng A Sía, Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò: Sau quá trình kiên trì vận động, tháng 6/2016, lần đầu tiên ở Pà Cò có gia đình đưa người chết vào quan tài. Đó là gia đình ông Sùng A Chừ ở xóm Chà Đáy. Sau khi mẹ mất, ông Chừ đã tổ chức khâm liệm vào quan tài, không để ngoài, không thực hiện tập tục bón cơm cho người chết. Việc tổ chức tang ma được tiến hành nhanh, gọn, không để thi thể người chết trong nhà quá 48h.

Sau gia đình ông Sùng A Chừ là gia đình ông Mùa A Páo ở xóm Xà Lĩnh, sau khi có người qua đời, gia đình tổ chức khâm liệm vào quan tài, trong tang ma không có cảnh mổ trâu, thịt lợn, ăn uống linh đình. Thấy được những lợi ích từ việc tổ chức tang ma theo nếp sống văn minh, mới đây, gia đình ông Phàng A Sồng, xóm Pà Cò Con từ chỗ để người chết (ông nội) treo dây đã hạ xuống cho vào quan tài làm lễ...

Không chỉ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Mông thực hiện các chủ trương về xây dựng đời sống văn hoá mới, thời gian qua, huyện Mai Châu đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực bài trừ các hủ tục lạc hậu, đẩy mạnh thực hiện phong trào "Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, "Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Qua bình xét, toàn huyện có 67/138 xóm, bản, khu dân cư đạt "Khu dân cư văn hoá”, bằng 48,55%; 9.874/13.263 hộ được công nhận "Gia đình văn hoá”, chiếm tỷ lệ 77,44%. Cùng với đó, huyện Mai Châu tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình xây dựng quỹ "Vì người nghèo”, "Tổ liên gia tự quản”, "mang, mặc trang phục truyền thống”, mô hình "thắp sáng đường làng, ngõ xóm”, mô hình "nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh”... Có thể nói, từ những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả đã từng bước góp phần nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hoá mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu trong cộng đồng dân cư ở Mai Châu những năm qua.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Đảng bộ xã Chiềng Châu: Điểm sáng thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

(HBĐT) - Đảng bộ xã Chiềng Châu (Mai Châu) có 11 chi bộ trực thuộc với 212 đảng viên. Phát huy những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, Đảng bộ tiếp tục xác định thực hiện Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Mai Châu: Đại hội đại biểu Hội Nông dân lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018 – 2023

(HBĐT) - 163 đại biểu nông dân, đại diện cho gần 9.200 hội viên đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện đã về dự Đại hội Đại biểu Hội Nông dân huyện Mai Châu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018 – 2023, tổ chức trong 2 ngày 15 – 16/5.

Huyện Mai Châu tăng cường quản lý hoạt động du lịch

(HBĐT) - Tại tỉnh ta, Mai Châu là địa phương đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này được quy hoạch trở thành Điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bám sát lộ trình đã hoạch định, huyện Mai Châu đang tích cực triển khai các giải pháp phát triển du lịch, trong đó ưu tiên hàng đầu là tăng cường công tác quản lý nhằm chuyên nghiệp hóa và nâng cao hiệu quả các hoạt động du lịch, từ đó góp phần kiến tạo những giá trị mới và bền vững cho ngành du lịch huyện nhà.

Đi chợ phiên Bao La giữa mùa măng chá

(HBĐT) - Hết mùa măng đắng, sau những trận mưa lớn, trên những dãy núi cao mây giăng trắng xóa, bà con người Thái ở xã Bao La (Mai Châu) lại cơm nắm đi đào một sản vật ngon nhất, nhì xứ này. Đó là một loại măng chỉ to bằng ngón tay trỏ của người lớn, mọc dại trên những dãy núi cao. Nơi đây, bà con gọi là măng chá hay ví von là măng "ngón tay”…

Huyện Mai Châu phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi

(HBĐT) - Thời gian qua, nguồn vốn từ ngân hàng chính sách đã phát huy được hiệu quả thiết thực, đặc biệt là việc hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở huyện vùng cao Mai Châu. Đây được coi là công cụ hữu hiệu góp phần xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Năm 2017, từ vốn chính sách đã có 325 hộ thoát nghèo.

Huyện Mai Châu chú trọng phát triển giao thông nông thôn

(HBĐT) - Xác định phát triển giao thông nông thôn (GTNT) góp phần thúc đẩy KT -XH phát triển, thuận lợi giao thương, đời sống, văn hoá nhân dân được cải thiện. UBND huyện Mai Châu tập trung chỉ đạo bằng các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về GTNT. Nhờ đó cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, ý thức của người dân được nâng lên, đặc biệt là hiến đất làm GTNT và khắc phục hậu quả lũ bão đối với các công trình giao thông. Những năm qua, hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Mai Châu được đầu tư xây dựng, mạng lưới giao thông được cải thiện góp phần quan trọng trong xây dựng NTM ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục