(HBĐT) - Thời gian qua, nguồn vốn từ ngân hàng chính sách đã phát huy được hiệu quả thiết thực, đặc biệt là việc hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở huyện vùng cao Mai Châu. Đây được coi là công cụ hữu hiệu góp phần xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Năm 2017, từ vốn chính sách đã có 325 hộ thoát nghèo.


Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị Hà Thị Kiều, xóm Cha, xã Tòng Đậu (Mai Châu) đầu tư chăn nuôi bò, sau khi trả hết nợ còn lãi 2 con bò làm vốn. 

Ở xã Tòng Đậu, nguồn vốn tín dụng chính sách được các hộ đầu tư chủ yếu vào chăn nuôi. Gia đình chị Hà Thị Kiều ở xóm Cha đã đầu tư toàn bộ số vốn vay 35 triệu đồng từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh để sửa sang chuồng trại, mua một con bò cái để nuôi. Sau 3 năm, từ một con bò cái, gia đình chị đã trả hết nợ và còn lãi 2 con bò. Năm 2017, gia đình chị tiếp tục vay 12 triệu đồng đầu tư xây dựng công trình nước sạch và khu vệ sinh. Theo đánh giá của NHCSXH huyện Mai Châu, chị Kiều luôn là khách hàng điển hình cho tinh thần vượt khó sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả khi hội tụ đủ các điều kiện: Có sức lao động, sử dụng vốn hiệu quả và có phương án đầu tư khả thi.

Để người dân tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, NHCSXH huyện Mai Châu đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức chính trị - xã hội tổ chức điểm giao dịch tại các xã, thị trấn nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho giải ngân, thu nợ, thu lãi. Cùng với đó đơn vị phối hợp với các tổ chức Hội kiểm tra, giám sát việc bình xét cho vay bảo đảm đúng chính sách, đối tượng và phát huy hiệu quả sử dụng vốn theo mục tiêu chương trình tín dụng đặt ra.

Đồng chí Bùi Văn Chương, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Châu cho biết: Huyện Mai Châu đang thực hiện 14 chương trình tín dụng ưu đãi. Từ nguồn vốn vay đã giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo bền vững. Hàng trăm lao động được tạo việc làm. Nhiều HS -SV, hộ nghèo được vay vốn để đi học và xây dựng nhà ở... Đến hết tháng 3/2018, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Mai Châu đạt 246.795 triệu đồng, đạt trên 95% kế hoạch. Số dư tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân và tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thực hiện đạt 21.155 triệu đồng. Toàn huyện có 230 tổ TK &VV, hiện có 7.958 khách hàng còn dư nợ. Công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt, nợ quá hạn 319 triệu đồng, chiếm 0,13% so với tổng dư nợ, không có nợ xâm tiêu, chiếm dụng. Toàn huyện có 23 điểm giao dịch tại các xã để phục vụ cho vay, thu nợ và giải quyết các nghiệp vụ khác của NHCSXH tại địa phương.

Tại các điểm giao dịch xã có đầy đủ biển hiệu quy định rõ ngày giao dịch, nội quy giao dịch, thông báo các chương trình cho vay, niêm yết danh sách số hộ còn dư nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn... Tại các xã, hàng tháng, các tổ giao dịch lưu động thực hiện nghiêm túc việc giao ban với ban giảm nghèo, tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, tổ trưởng tổ TK &VV nhằm đánh giá, trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến những chính sách mới và đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện công việc trong tháng tiếp theo. Họp giao ban được ghi chép vào sổ rõ ràng, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát.

Đồng chí Nguyễn Quang Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu đánh giá: Nguồn vốn tín dụng chính sách rất quan trọng đối với các hộ nghèo và đối tượng chính sách, khi vay được vốn, họ có thể thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Thời gian tới, huyện Mai Châu tiếp tục thực hiện các chương trình cho vay vốn sản xuất để giúp người dân trên địa bàn huyện có nguồn vốn phát triển kinh tế, làm giàu tại quê hương. Hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đóng góp vào phong trào xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.


                                                                                Đinh Thắng


Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

(HBĐT) - Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với việc đưa cây dưa hấu vào trồng trên diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, nhiều hộ ở xã Mai Hạ (Mai Châu) đã có nguồn thu nhập ổn định, góp phần đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở địa phương.

Diện mạo nông thôn mới ở Mai Châu

(HBĐT) - Đến huyện vùng cao Mai Châu hôm nay, xen giữa cánh đồng lúa xanh mướt thấp thoáng những ngôi nhà sàn, con đường bê tông chạy dọc quanh ngõ xóm và cả những con đường mới được mở men theo triền núi như một nét chấm phá trong "bức tranh” NTM nơi đây. Bằng cách làm sáng tạo, cùng nội lực sức dân được phát huy, Mai Châu đang từng ngày khoác lên mình tấm áo mới. Cùng sự đổi thay diện mạo nông thôn, cuộc sống người dân ngày một ấm no với thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 25 triệu đồng/năm.

Mai Châu - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5

(HBĐT) - Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp nên rất thuận lợi để lên kế hoạch cho những chuyến du lịch hấp dẫn. Xách ba lô lên và đi. Nhiều du khách đã lựa chọn Mai Châu là điểm đến lý tưởng nhất để tìm kiếm cho mình những trải nghiệm tuyệt vời.

Ngăn chặn xâm canh, xâm cư và xâm hại rừng tại khu vực suối Rằm, xã Cun Pheo

(HBĐT) - Xâm canh, xâm cư là câu chuyện xảy ra ở khu vực suối Rằm thuộc xóm Táu Nà, xã Cun Pheo, huyện Mai Châu bắt đầu từ tháng 3/2016. Từ 1 hộ với 3 nhân khẩu người Mông ở bản Nà Lù, xã Piêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tự ý di cư đến khu vực suối Rằm dựng lán trại và phát nương làm rẫy. Sau 2 năm, con số này tăng lên 38 hộ với 190 nhân khẩu. Những hộ di cư đều là người Mông thuộc huyện Bắc Yên, Phù Yên, tỉnh Sơn La và huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã sang xã Cun Pheo xâm canh, xâm cư đất nương làm rẫy, làm nhà gỗ và lập bàn thờ.

Sáng tạo gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc

(HBĐT) - Nhằm góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở huyện vùng cao Mai Châu, từ đầu năm học 2017 - 2018, trường tiểu học thị trấn Mai Châu đã phát động phong trào học sinh mặc trang phục dân tộc đến lớp vào một ngày trong tuần nhằm giúp các em thêm hiểu biết, trân trọng và tự hào về nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Tòng Đậu sau 3 năm về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Đến Tòng Đậu (Mai Châu) những ngày này có thể cảm nhận rõ đổi thay trong diện mạo nông thôn. Những tuyến đường nội thôn, liên thôn đã được đổ bê tông sạch đẹp. Các công trình phúc lợi, trường học được xây dựng khang trang, kiên cố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục