(HBĐT) - Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi là hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành nông nghiệp huyện Mai Châu phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống, sự liên kết lại càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa. Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi, năm 2017, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Mai Châu thực hiện 2 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là dư án trồng tỏi và bí xanh đặc ruột tại xã Mai Hịch.


Trạm KN-KL huyện là đơn vị trực tiếp và 2 đơn vị phối hợp là HTX Lương Phú và HTX cam sạch Anh Tú Cao Phong thực hiện 2 dự án này. Đối với dự án tỏi, năm 2017 có 83 hộ xóm Ngõa tham gia trồng 3 ha tỏi trắng, thành lập 2 nhóm hộ. Nhóm 1 do ông Hà Văn Quang làm nhóm trưởng với 41 hộ. Nhóm 2 do ông Vì Văn Tẩm làm nhóm trưởng với 42 hộ. Năm 2018, xóm Hải Sơn có 34 hộ trồng 2,6 ha tỏi trắng, thành lập 2 nhóm hộ. Nhóm 1 do ông Đoàn Quang Thường làm nhóm trưởng với 17 hộ. Nhóm 2 do ông Nguyễn Văn Chiến làm nhóm trưởng với 17 hộ và trồng 4 ha bí xanh đặc ruột. Tại xóm Hải Sơn 46 hộ tham gia thành lập 2 nhóm hộ. Theo đó, các hộ tham gia được Nhà nước hỗ trợ 70% giống, 50% phân bón, 100% thuốc BVTV và tổ chức tập huấn xây dựng lớp học hiện trường, theo từng kỳ sinh trưởng của cây trồng. Đồng thời xây dựng hệ thống tưới nước tự động để phục vụ sản xuất 3 ha rau an toàn tại xóm Hải Sơn, trong đó ngân sách hỗ trợ 56% (về vật liệu xây dựng, chi phí thiết kế, thiết bị, chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ); hộ nông dân đối ứng 44% về chi phí nhân công. Tưới tự động là phương pháp tưới tiết kiệm nước nhất với cơ chế hoạt động là đưa nước đến vị trí và từng khu vực cây trồng. Nước tưới với lượng vừa đủ không gây lãng phí, tưới đồng đều cho các cây nên kiểm soát được độ ẩm của đất. Các nhóm hộ xây dựng quy chế thực hiện và tuân thủ nghiêm các yêu cầu kỹ thuật.

Đây là những chuỗi giá trị liên kết từ nông dân đến doanh nghiệp thông qua kết nối của các hợp tác xã và tổ hợp tác theo phương thức doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, phòng trừ dịch hại tổng hợp và bao tiêu đầu ra của sản phẩm.


Nông dân xóm Ngõa, xã Mai Hịch (Mai Châu) tham gia dự án trồng tỏi theo chuỗi liên kết mang lại hiệu quả kinh tế.

HTX Lương Phú đã ký kết hợp đồng cung ứng vật tư (giống, phân hóa học, thuốc BVTV) cũng như hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân về sản phẩm tỏi, bí xanh đặc ruột.

HTX cam sạch Anh Tú Cao Phong ký kết hợp đồng xây dựng hệ thống tưới nước tự động cho rau, tổ chức đào tạo chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống nước tự động. 2 HTX này đủ năng lực để thực hiện các yêu cầu đề ra trong khi thực hiện dự án.

Trạm KN-KL xây dựng quy trình kỹ thuật trồng tỏi và trồng bí đặc ruột phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và tổ chức lớp tập huấn theo lớp học hiện trường cho các hộ tham gia.

Qua đánh giá, dự án đã mang lại hiệu quả về 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Sản xuất rau an toàn sử dụng chủ yếu các nguồn tài nguyên tại chỗ với các biện pháp nông học, sinh học và cơ học sẽ dần cải tạo độ tơi xốp của đất và phân giải dần các chất vô cơ tồn tại nhiều năm. Việc dùng chế phẩm sinh học thúc đẩy quá trình phân giải chất vô cơ thành dinh dưỡng phù hợp với cây trồng, giải độc cho đất và sản phẩm nông nghiệp trên đất trả lại môi trường sống an toàn cho con người.

Hiệu quả về kinh tế, đối với cây tỏi dự kiến năng suất 22 tấn tỏi tươi/ha, giá bán 15.000 đồng/kg cho thu 330 triệu đồng/ha, chi phí trên 164 triệu đồng/ha, lợi nhuận trên 165 triệu đồng/ha. Bí xanh đặc ruột dự kiến năng suất 43 tấn/ha với giá 4.000 đồng/kg, cho thu 172 triệu đồng/ha, chi phí trên 81 triệu đồng/ha, lợi nhuận khoảng 90 triệu đồng/ha.

Hiệu quả xã hội đã đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Việc sản xuất rau an toàn là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời, giúp người nông dân bảo vệ sức khoẻ thông qua việc giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tiến tới nền nông nghiệp tiên tiến theo quy trình nông nghiệp VietGAP.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án còn một số hạn chế như: việc góp vốn đối ứng của một số hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có ít doanh nghiệp tham gia để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm rau, củ, quả chưa thành thương hiệu nên việc xác định giá đầu ra chưa ổn định.


Hải Linh


Các tin khác


Huyện Mai Châu phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi

(HBĐT) - Thời gian qua, nguồn vốn từ ngân hàng chính sách đã phát huy được hiệu quả thiết thực, đặc biệt là việc hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở huyện vùng cao Mai Châu. Đây được coi là công cụ hữu hiệu góp phần xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Năm 2017, từ vốn chính sách đã có 325 hộ thoát nghèo.

Huyện Mai Châu chú trọng phát triển giao thông nông thôn

(HBĐT) - Xác định phát triển giao thông nông thôn (GTNT) góp phần thúc đẩy KT -XH phát triển, thuận lợi giao thương, đời sống, văn hoá nhân dân được cải thiện. UBND huyện Mai Châu tập trung chỉ đạo bằng các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về GTNT. Nhờ đó cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, ý thức của người dân được nâng lên, đặc biệt là hiến đất làm GTNT và khắc phục hậu quả lũ bão đối với các công trình giao thông. Những năm qua, hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Mai Châu được đầu tư xây dựng, mạng lưới giao thông được cải thiện góp phần quan trọng trong xây dựng NTM ở địa phương.

Xã Hang Kia củng cố an ninh trật tự qua mô hình dòng họ tự quản

Hang Kia là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu, có 620 hộ với 3.460 nhân khẩu, phần lớn là người dân tộc Mông. Nơi đây cũng là 1 trong 7 xã trọng điểm về ANTT của huyện bởi có vị trị địa lý tiếp giáp nhiều khu vực trong và ngoài tỉnh, thuận lợi cho các đối tượng tội phạm ngoài địa bàn lợi dụng xâm nhập. Vì vậy, vấn đề đảm bảo ANTT trên địa bàn luôn được cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt chú trọng.

Nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân

(HBĐT) - Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân đầu người xã Đồng Bảng (Mai Châu) đạt 14 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân của huyện 12 triệu đồng. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH.

Ông Mo Mùn và lễ hội Chá Chiêng trong đời sống người Thái

(HBĐT) - 1. Người Thái ở Mai Châu có quan niệm về sự tồn tại hai thế giới: Thế giới sự sống và thế giới cõi hư vô. Thế giới sự sống là thế giới mường trần gian, bao gồm tất cả các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội. Thế giới cõi hư vô bao gồm thế giới của mường trời, thế giới thần linh, ma quỷ, thế giới dưới mặt đất, thế giới dưới nước... không trực giác được. Người Thái quan niệm vạn vật hữu linh, muôn vật, muôn loài đều có hồn (Mí khoăn), đều có chủ cai quản (Mí chảu), tất cả dưới sự cai quản chung của đấng tối thượng là Then Luông (Đấng siêu nhiên cao cả ở mường trời). Dưới Then Luông là hệ thống các thứ cấp trên trần gian và thế giới khác.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

(HBĐT) - Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với việc đưa cây dưa hấu vào trồng trên diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, nhiều hộ ở xã Mai Hạ (Mai Châu) đã có nguồn thu nhập ổn định, góp phần đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục