(HBĐT) - Tại tỉnh ta, Mai Châu là địa phương đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này được quy hoạch trở thành Điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bám sát lộ trình đã hoạch định, huyện Mai Châu đang tích cực triển khai các giải pháp phát triển du lịch, trong đó ưu tiên hàng đầu là tăng cường công tác quản lý nhằm chuyên nghiệp hóa và nâng cao hiệu quả các hoạt động du lịch, từ đó góp phần kiến tạo những giá trị mới và bền vững cho ngành du lịch huyện nhà.


Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm những sản phẩm du lịch cộng đồng tại xã Mai Hịch (Mai Châu). 

Để được công nhận là Điểm du lịch quốc gia, một địa phương phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: 1- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. 2- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu 100.000 lượt khách du lịch /năm. 3- Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ như bãi đỗ xe, khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. 4- Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, huyện Mai Châu cơ bản đáp ứng các điều kiện để được công nhận là Điểm du lịch quốc gia vào năm 2020. Với nguồn tài nguyên du lịch được đánh giá là đặc biệt hấp dẫn, trong hai năm gần đây, huyện Mai Châu đón trên 301.000 lượt du khách /năm 2016 và trên 324.500 lượt du khách /năm 2017, tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 80 tỷ đồng /năm. Riêng 3 tháng đầu năm nay, huyện đã thu hút trên 82.500 lượt du khách với tổng doanh thu ước đạt 26, 7 tỷ đồng.

Cùng với những con số khá ấn tượng về lượng du khách đến với Mai Châu, nơi đây ngày càng chứng tỏ được sức hút khi quyết tâm khai thác tiềm năng thành các sản phẩm du lịch đặc thù và hấp dẫn. Theo đánh giá của Ban quản lý du lịch huyện Mai Châu: So với năm 2011, đến nay, ngành du lịch của địa phương đã có diện mạo hoàn toàn khác. Đặc biệt, từ khi công bố quy hoạch Điểm du lịch quốc gia Mai Châu, số lượng dự án đầu tư về du lịch và lượng khách đến tham quan ngày càng nhiều. Hiện, trên địa bàn huyện có 146 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với 15 xóm, bản có hoạt động du lịch cộng đồng. Hạ tầng du lịch đã được cải thiện đáng kể. Các điểm du lịch cộng đồng đang nỗ lực đa dạng hóa hoạt động để thu hút du khách, điển hình như bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Văn, Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), bản Bước (xã Xăm Khòe), xóm Xà Lĩnh, Pà Cò (xã Pà Cò), xóm Hịch (xã Mai Hịch), xóm Xăm Pà (xã Nà Mèo)... Với nòng cốt là du lịch cộng đồng, du lịch huyện Mai Châu đang trở thành cái tên đầy sức hút đối với du khách muôn phương, được xác định là trọng điểm du lịch của tỉnh và đứng trước nhiều vận hội mới để bứt phá trở thành Điểm du lịch quốc gia vào năm 2020.

Đồng chí Phạm Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Để tiếp tục phát triển du lịch trong thời gian tới, ưu tiên hàng đầu của huyện là tập trung thực hiện Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với quy hoạch Điểm du lịch quốc gia Mai Châu giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó sẽ tăng cường quản lý hoạt động du lịch thông qua triển khai quyết liệt quy chế quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu. Quy chế này đã được UBND huyện quán triệt đến các xóm, bản và cụ thể hóa đến từng hộ kinh doanh du lịch từ cuối năm 2017. Từ đó đến nay, quy chế bước đầu đi vào cuộc sống và tạo ra những hiệu ứng tích cực.

Theo quy chế đã được ban hành, các hoạt động du lịch (bao gồm hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch) trên địa bàn huyện Mai Châu sẽ được quản lý dựa trên nguyên tắc cốt lõi là: Không được phá vỡ môi trường cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái, không làm ảnh hưởng đến các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và bản sắc văn hóa các dân tộc. Các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện phải xây dựng nội quy và quy chế hoạt động, đồng thời thành lập Ban quản lý để thực hiện hiệu quả công tác quản lý. Nội dung quản lý hoạt động tại các khu, điểm du lịch bao gồm các quy định về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; về khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch; hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; vệ sinh môi trường; an ninh, trật tự; bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc; quy định đối với khách đến tham quan du lịch... Đặc biệt, quy chế quy định rõ 7 nhóm hành vi bị nghiêm cấm tại các khu, điểm du lịch thuộc Mai Châu, điển hình như hành vi khai thác, sử dụng các loại tài nguyên không hợp lý làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên; xả các loại rác thải gây ô nhiễm môi trường; phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất chính từ khách du lịch; nài ép khách mua hàng, tranh giành khách gây mất trật tự; xây dựng công trình du lịch không theo quy hoạch... Đây chính là những thiết chế quan trọng thể hiện rõ quyết tâm của huyện Mai Châu: Nâng tầm thương hiệu du lịch Mai Châu, xứng đáng trở thành Điểm du lịch quốc gia với những giá trị tốt đẹp và bền vững.

                                                                           Thu Trang

Các tin khác


Nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân

(HBĐT) - Theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân đầu người xã Đồng Bảng (Mai Châu) đạt 14 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân của huyện 12 triệu đồng. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH.

Ông Mo Mùn và lễ hội Chá Chiêng trong đời sống người Thái

(HBĐT) - 1. Người Thái ở Mai Châu có quan niệm về sự tồn tại hai thế giới: Thế giới sự sống và thế giới cõi hư vô. Thế giới sự sống là thế giới mường trần gian, bao gồm tất cả các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội. Thế giới cõi hư vô bao gồm thế giới của mường trời, thế giới thần linh, ma quỷ, thế giới dưới mặt đất, thế giới dưới nước... không trực giác được. Người Thái quan niệm vạn vật hữu linh, muôn vật, muôn loài đều có hồn (Mí khoăn), đều có chủ cai quản (Mí chảu), tất cả dưới sự cai quản chung của đấng tối thượng là Then Luông (Đấng siêu nhiên cao cả ở mường trời). Dưới Then Luông là hệ thống các thứ cấp trên trần gian và thế giới khác.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

(HBĐT) - Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với việc đưa cây dưa hấu vào trồng trên diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, nhiều hộ ở xã Mai Hạ (Mai Châu) đã có nguồn thu nhập ổn định, góp phần đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở địa phương.

Diện mạo nông thôn mới ở Mai Châu

(HBĐT) - Đến huyện vùng cao Mai Châu hôm nay, xen giữa cánh đồng lúa xanh mướt thấp thoáng những ngôi nhà sàn, con đường bê tông chạy dọc quanh ngõ xóm và cả những con đường mới được mở men theo triền núi như một nét chấm phá trong "bức tranh” NTM nơi đây. Bằng cách làm sáng tạo, cùng nội lực sức dân được phát huy, Mai Châu đang từng ngày khoác lên mình tấm áo mới. Cùng sự đổi thay diện mạo nông thôn, cuộc sống người dân ngày một ấm no với thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 25 triệu đồng/năm.

Mai Châu - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5

(HBĐT) - Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp nên rất thuận lợi để lên kế hoạch cho những chuyến du lịch hấp dẫn. Xách ba lô lên và đi. Nhiều du khách đã lựa chọn Mai Châu là điểm đến lý tưởng nhất để tìm kiếm cho mình những trải nghiệm tuyệt vời.

Ngăn chặn xâm canh, xâm cư và xâm hại rừng tại khu vực suối Rằm, xã Cun Pheo

(HBĐT) - Xâm canh, xâm cư là câu chuyện xảy ra ở khu vực suối Rằm thuộc xóm Táu Nà, xã Cun Pheo, huyện Mai Châu bắt đầu từ tháng 3/2016. Từ 1 hộ với 3 nhân khẩu người Mông ở bản Nà Lù, xã Piêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tự ý di cư đến khu vực suối Rằm dựng lán trại và phát nương làm rẫy. Sau 2 năm, con số này tăng lên 38 hộ với 190 nhân khẩu. Những hộ di cư đều là người Mông thuộc huyện Bắc Yên, Phù Yên, tỉnh Sơn La và huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã sang xã Cun Pheo xâm canh, xâm cư đất nương làm rẫy, làm nhà gỗ và lập bàn thờ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục