(HBĐT) - Tính đến tháng 9/2018, huyện Mai Châu có 23/23 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt tỷ lệ 100%; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt tỷ lệ 100%; đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2. Tuy nhiên, thực tế là công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS tỷ lệ đã đạt chuẩn nhưng chưa cao, nhiều xã việc duy trì kết quả còn bấp bênh. Tỷ lệ tái mù chữ và phổ cập đúng độ tuổi ở các xã vùng đặc biệt khó khăn như Hang Kia, Tân Dân…luôn bấp bênh và thường xuyên phải huy động giải pháp để khắc phục. Đó là những khó khăn lớn nhất đặt ra đối với công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện Mai Châu.
Việc tổ chức được lớp học xóa mù
chữ tại xã Hang Kia vào tháng 3/2018
được đánh giá là bước đột phá trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn huyện (Mai Châu).
Hang Kia là "điểm nóng” về vấn đề mù chữ của
huyện Mai Châu. Theo số liệu khảo sát, xã Hang Kia có đến khoảng 800 người trên
18 tuổi mù chữ và tái mù chữ. Với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm đến 55%,
nguyên nhân chính được xác định cho tình trạng mù chữ và tái mù chữ ở đây chính
là học viên đã học xong chương trình tiểu học nhưng xây dựng gia đình, ở nhà đi
làm nuôi con nên không có cơ hội tiếp xúc với sách vở nên tái mù. Có học viên
chưa bao giờ đi học nên mù chữ hoàn toàn. Nhiều học viên chưa nói được tiếng
Việt, ngại giao tiếp, không hợp tác. Trước kết quả khảo sát trên, được sự giúp
đỡ của Sở GD&ĐT, tháng 3/2018, huyện Mai Châu đã mở 3 lớp học xóa mù chữ
mức độ 1 cho 76 học viên. Từ thành công của những lớp học tại trường
TH&THCS Hang Kia B, ngày 14/8/2018, huyện Mai Châu tiếp tục khai giảng 4 lớp học xóa mù chữ cho
92 học viên. Tất cả các học viên đều là phụ nữ dân tộc Mông tuổi từ 18 đến 40
tuổi. Sau các lớp học này, kết quả công tác xóa mù chữ trên địa bàn huyện sẽ
được cải thiện đáng kể.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Văn Hoàn, Phó
Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Công tác phổ cập giáo dục của huyện Mai
Châu luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa
phương. Nhận thức của đa số nhân dân các dân tộc trong huyện về vị trí, vai trò
của GD&ĐT đã được nâng cao. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục
nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêng đã được đầu tư, hỗ trợ từ
nhiều nguồn vốn khác nhau. Trường, lớp học, các phòng chức năng, công trình phụ
trợ được đầu tư xây dựng, nâng cấp khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập của học
sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các cấp học, bậc học ổn định, tỷ lệ giáo viên
đạt và vượt chuẩn ngày càng cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác
xã hội hóa giáo dục từng bước đã đem lại những hiệu quả thiết thực.
Để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục trên địa bàn, huyện Mai Châu đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên
truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, nhân dân hiểu đúng về ý
nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm trong việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ. Chỉ đạo rà soát các đối tượng mù chữ và có nguy cơ tái mù chữ trên địa
bàn huyện để có phương án tiếp tục mở lớp cho các đối tượng này.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: "Huyện
sẽ đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó quan tâm đến việc phổ cập giáo dục và
xóa mù chữ. Hàng năm tiếp tục bố trí kinh phí cho công tác phổ cập giáo dục –
xóa mù chữ. Đồng thời chỉ đạo phòng GD&ĐT phối hợp với các xã, thị trấn và
các cơ quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ. Một nội dung mà chúng tôi cũng đang trăn trở đó là với các lớp học
đang mở tại xã Hang Kia, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo duy trì và vận động các học
viên là nam giới người dân tộc Mông ra học các lớp này vì qua khảo sát có đối
tượng mù chữ và tái mù chữ người dân tộc Mông tại xã Hang Kia là nam giới nhưng
hiện mới có học viên nữ đi học.”
Dương Liễu
(HBĐT) - Huyện Mai Châu có 7 xã, thị trấn là địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đã tăng cường các giải pháp nhằm chuyển hóa địa bàn và thu được những kết quả đáng ghi nhận.
(HBĐT) - Nà Phòn (Mai Châu) là xã 3 năm liên tiếp không có trường hợp sinh con thứ 3. Tại Nà Phòn không xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; không có trường hợp mắc bệnh Thalassemia. Người dân tích cực hưởng ứng và nghiêm chỉnh chấp hành tốt chính sách dân số của Đảng và Nhà nước. Người cao tuổi có ý thức giữ gìn sức khỏe. Chất lượng dân số của xã Nà Phòn từng bước được nâng cao, phục vụ tốt sự nghiệp phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Nhất quán phương châm "trên trước, dưới sau”, "trong trước, ngoài sau”, cấp ủy viên nêu gương cho đảng viên, đảng viên nêu gương cho quần chúng; cán bộ cấp trên nêu gương cho cán bộ cấp dưới… trách nhiệm nêu gương theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Nà Mèo (Mai Châu) ngày càng được thực hiện đồng bộ và đi vào thực chất.
(HBĐT) - Đến với thung lũng Mai Châu chúng ta không những được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn được khám phá những nét đặc sắc văn hóa dân tộc Thái. Dân tộc Thái ở Mai Châu chiếm gần 60% dân số của huyện. Ngày nay, trước sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, người Thái Mai Châu đang bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình bằng việc giữ gìn nếp nhà sàn, trang phục, chữ viết, tiếng nói…
(HBĐT) - Có tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, huyện Mai Châu đã ứng dụng thành công nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao. Trên cơ sở những thành công đó, huyện đã đưa ra định hướng, giải pháp cụ thể là thực hiện dồn điền, đổi thửa để tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Mai Châu trong 4 ngày từ 27 – 30/8 do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nhiệt đới thì lượng mưa đo được là 376 ly. Chính vì vậy đã làm sạt lở đất đá của một số công trình đường giao thông, nhà cửa, hoa màu….