(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Mai Châu đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ chuyên trách và xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, khuyến khích các tổ chức kinh tế trên địa bàn các xã, thị trấn tham gia. Huyện chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng sản phẩm đặc trưng đảm bảo các tiêu chí như lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương và sản phẩm phải có tính bền vững.  




Sản phẩm dệt thổ cẩm của hợp tác xã Chiềng Châu (Mai Châu) được du khách nước ngoài yêu thích lựa chọn làm quà tặng.

Theo đó, giai đoạn 2019-2020, huyện đăng ký 7 sản phẩm thuộc 3 nhóm sản phẩm, gồm: nhóm thực phẩm có 5 sản phẩm: rau củ quả của HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ Tam Hòa, xóm Tam Hòa, xã Tân Sơn, thị trường tiêu thụ tại các cửa hàng, siêu thị tại Hà Nội; rượu Mai Hạ, thị trường tiêu thụ tại địa bàn huyện, trong và ngoài tỉnh; khoai sọ Phúc Sạn của nhóm sở thích tại địa bàn xã cùng trồng, tiêu thụ chủ yếu trong và ngoài huyện; tỏi tía thuộc địa bàn xã Pù Bin và Noong Luông do các hộ cùng trồng, địa bàn tiêu thụ trong và ngoài huyện; cá sông Đà của nhóm sở thích trên địa bàn xã Phúc Sạn, thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Nhóm đồ lưu niệm có sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nhóm dịch vụ du lịch nông thôn có sản phẩm du lịch homestay bản Lác của HTX dịch vụ nông lâm nghiệp và du lịch bản Lác, chuyên phục vụ du khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngoài 7 sản phẩm trên, UBND huyện hướng dẫn các xã, thị trấn lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu trình các cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp hạng vào các năm tiếp theo. Thời gian qua, huyện tuyên truyền các chính sách của T.Ư, địa phương về Chương trình OCOP cho mọi người dân thấy được lợi ích, giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và giá trị nhân văn khi thực hiện. Lồng ghép với các tổ chức chính trị xã hội, đưa các sản phẩm tham gia các hội chợ để giới thiệu và bán sản phẩm. Phối hợp cùng các đối tác tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ xúc tiến thương mại cho học viên tại các xã, thị trấn. Từng bước mở rộng quy mô sản xuất, thu hút các xã viên, tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Phát triển, nâng cấp các sản phẩm hiện có, thường xuyên tập huấn cho xã viên để từng bước nâng cao tay nghề, mang lại thu nhập cho xã viên.

Trên cơ sở các sản phẩm đăng ký, huyện Mai Châu có 4 sản phẩm trong danh mục các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2019 của tỉnh, gồm: sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX Chiềng Châu; sản phẩm rượu Mai Hạ của hộ bà Hà Thị Tôn, xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ; sản phẩm rau hữu cơ của HTX dịch vụ nông nghiệp Tam Hòa, xã Tân Sơn; sản phẩm du lịch homestay bản Lác của HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp và du lịch bản Lác. Trong đó, có 2 sản phẩm được hỗ trợ tham gia thực hiện chuẩn hóa điểm sản phẩm OCOP năm 2019 là dệt thổ cẩm và du lịch homestay bản Lác, xã Chiềng Châu. 

Đồng chí Nguyễn Quang Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Là chương trình mới, lần đầu tiên được triển khai thực hiện trên địa bàn, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với những ưu điểm vượt trội, Chương trình OCOP được đánh giá là hướng đi đúng, là một trong những giải pháp cụ thể để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phù hợp với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Năm 2019, huyện đã xây dựng kế hoạch để tiếp tục thực hiện, tăng cường tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm của địa phương, khuyến khích các tổ chức kinh tế, HTX trên địa bàn tiếp tục tham gia thực hiện đề án OCOP trong những năm tiếp theo. 

Huyện Lương Sơn có 9 sản phẩm OCOP đánh giá xếp hạng

Để hoàn thành đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, tiến tới lựa chọn sản phẩm tham gia xếp hạng cấp tỉnh, huyện Lương Sơn lựa chọn 9 sản phẩm OCOP đặc trưng của 8 chủ thể để tham gia đánh giá xếp hạng, gồm: sản phẩm rau hữu cơ của HTX Đồng Sương, xã Thành Lập; sản phẩm cao cà gai leo và cao xạ đen của hộ Nguyễn Thị Tuyết, thôn Đồng Bon, xã Cao Dương; sản phẩm trứng vịt Hùng Tiến của HTX Hùng Tiến; sản phẩm gà hữu cơ của HTX Thuật Pháp, xã Thành Lập; sản phẩm mật ong hoa nhãn Lâm Sơn của tổ hợp tác Lâm Sơn; sản phẩm bưởi Diễn của HTX Tân Thành; sản phẩm chuối VietGAP Viba của HTX Trung Sơn.
Huyện đã thành lập Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm, dự kiến thực hiện chấm điểm xếp hạng các sản phẩm OCOP của huyện vào đầu tháng 10 tới.


Đinh Thắng

Các tin khác


Quan tâm chăm lo đời sống vùng đồng bào dân tộc Mông 

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư T.Ư Đảng (Khóa VII) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số công tác vùng đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình (Chỉ thị số 45), nhiều năm qua, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng, củng cố hệ thống chính trị, chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò (Mai Châu).

Huyện Mai Châu: Đưa Nghị quyết Trung ương 6 vào cuộc sống - cần thêm quyết tâm và giải pháp

(HBĐT) - Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XII) "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" là Nghị quyết quan trọng và yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn. Vì vậy, huyện Mai Châu đã nghiêm túc ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện Kế hoạch số 129-KH/TU, ngày 6/2/2018 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết này. Nhìn lại việc thực hiện thời gian qua, huyện đã đạt một số kết quả bước đầu, bộ máy được sắp xếp lại tinh gọn hơn, nhưng cũng phát sinh những khó khăn, vướng mắc. Một số mục tiêu trong kế hoạch đề ra chưa thực hiện được. Điều đó đòi hỏi huyện cần thêm quyết tâm và giải pháp.

LLVT huyện Mai Châu: Xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện

(HBĐT) - Với chủ đề thi đua năm 2019 "Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, nêu gương, quyết thắng”, LLVT huyện Mai Châu đã triển khai thực hiện sâu rộng đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ trong toàn huyện, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua quyết thắng. Phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ với nội dung trọng tâm hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, gắn với các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động, nâng cao tinh thần quyết tâm, động lực phấn đấu cho cán bộ, chiến sỹ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở xã Đồng Bảng

(HBĐT) - Xã Đồng Bảng (Mai Châu) có 451 hộ, 1.596 nhân khẩu. Là xã có xuất phát điểm thấp, quỹ đất sản xuất hạn hẹp nên những mô hình phát triển kinh tế đạt hiệu quả còn ít, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ nên việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) gặp nhiều khó khăn. Đến nay, xã mới đạt 12/19 tiêu chí NTM.

Đảng bộ xã Tòng Đậu: Chú trọng chất lượng trong phát triển Đảng

(HBĐT) - "Công tác phát triển Đảng có tính chất quan trọng trong xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh. Do đó, để nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ xã, việc phát triển số lượng đảng viên theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra là cần thiết, nhưng mấu chốt là chất lượng đảng viên phải được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phát huy tối đa vai trò tiền phong, gương mẫu của người đảng viên” - đồng chí Lộc Văn Tường, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Tòng Đậu (Mai Châu) khẳng định.

Thiết thực phong trào hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm những con đường hoa do hội viên phụ nữ các chi hội trồng, mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đồng chí Hà Minh Huân, Chủ tịch Hội LHPN huyện Mai Châu chia sẻ: Dù ở giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ huyện Mai Châu luôn gìn giữ, tiếp nối truyền thống, không ngừng phấn đấu, phát huy sức sáng tạo, chung sức, đồng lòng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT -XH của địa phương. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các cấp Hội trong huyện đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ điểm nhấn là tương trợ, giúp đỡ nhau sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục