(HBĐT) - Nhằm phát huy những giá trị văn hóa của người dân tộc Thái, gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu (Mai Châu) được thành lập, thu hút nhiều chị em tham gia với sản phẩm là những bộ trang phục, đồ trang trí, phụ kiện được làm từ thổ cẩm. HTX đã và đang tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều lao động, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) hiện có 50 khung dệt truyền thống, sản xuất nhiều sản phẩm với mẫu mã, màu sắc đa dạng, đáp ứng thị hiếu khách hàng.
HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu được thành lập tại xã Chiềng Châu từ năm 2013 với 31 lao động tham gia. Ban đầu, các sản phẩm chủ yếu là khăn, vải, trang phục truyền thống của người dân tộc Thái, tất cả đều được làm thủ công, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Để các sản phẩm có chất lượng, đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, HTX đã đầu tư xây dựng nhà xưởng và trang bị 10 máy khâu chạy bằng mô tơ điện, 2 máy vắt sổ cùng 10 khung dệt.
Bà Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc HTX cho biết: Trước đây, chị em trong xã hầu như bỏ nghề dệt đến làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân hoặc đi làm ăn xa bởi thu nhập từ nghề không đảm bảo. Những chị em vẫn duy trì nghề dệt thì gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra sản phẩm, đổi mới kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tiếc nuối khi thấy nghề truyền thống từ thời ông bà truyền lại ngày càng mai một, với quyết tâm khôi phục, phát triển nghề truyền thống và từ sự động viên, ủng hộ của chính quyền huyện, xã, tôi đã kêu gọi thành viên cùng tham gia đóng góp, huy động nguồn lực thành lập HTX. Tại đây, các thành viên được nâng cao tay nghề dệt, được đi thăm quan, học tập kinh nghiệm, quan trọng nhất là có nguồn thu nhập ổn định, từng bước cải thiện cuộc sống.
Sau gần 6 năm thành lập, đến nay, HTX đã mở rộng quy mô sản xuất với 50 khung dệt truyền thống và 10 máy khâu, tạo việc làm cho 36 lao động, thu nhập bình quân từ 3-4 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm thổ cẩm giờ đây không chỉ là những bộ trang phục dân tộc truyền thống. Với đôi tay khéo léo và sự sáng tạo, người phụ nữ Thái đã làm ra nhiều loại phụ kiện như túi, ví, mũ, thú bông màu sắc sặc sỡ, đa dạng về mẫu mã, hoa văn. Qua những lần giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong cả nước, thổ cẩm ngày càng được đến với nhiều nơi, được nhiều người biết đến. Trước đây, thổ cẩm chỉ đáp ứng thị trường tiêu thụ là cộng đồng người Thái trong huyện thì nay đã mở rộng tới nhiều đối tượng khách hàng ở các tỉnh, thậm chí cả những khách hàng ở nước ngoài. Hàng năm, HTX xuất đi hàng nghìn sản phẩm, doanh thu từ trên 500 triệu đồng năm 2013 đã tăng lên trên 1,4 tỷ đồng năm 2018.
HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu ra đời không chỉ với mục đích giữ gìn và phát triển nghề truyền thống, gìn giữ biểu tượng văn hóa cổ truyền của người Thái mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của huyện. Vừa qua, xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu vinh dự được nhận quyết định công nhận làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, thành quả này có được một phần nhờ sự đóng góp lớn của HTX.
Thu Hằng
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là nhiệm vụ xuyên suốt mà Đảng bộ huyện Mai Châu tập trung quán triệt, triển khai trong thời gian qua. Việc học tập đã và đang lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, được cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, phát huy tốt vai trò người đứng đầu gương mẫu thực hiện.
(HBĐT) - Nhiều năm qua, Đảng bộ xã Bao La (Mai Châu) đối diện với tình trạng đảng viên đi làm ăn xa, cạn nguồn đối tượng Đảng, dẫn đến năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở (TCCS) Đảng có phần bị giảm sút. Trước tình hình đó, nhiều giải pháp về phát triển đảng viên mới đã được cấp ủy Đảng, chính quyền xã quan tâm, triển khai đồng bộ.
(HBĐT) - Ngày 22/8/2019, tại xã Pà Cò, Công an huyện Mai Châu phối hợp với tổ công tác số 2 và tổ công tác số 3 (Công an tỉnh) phát hiện, bắt quả tang Phàng A Sía (SN 1966) có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc liên quan đến tội phạm ma túy (TPMT) ở Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) thời gian qua.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư T.Ư Đảng (Khóa VII) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số công tác vùng đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình (Chỉ thị số 45), nhiều năm qua, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng, củng cố hệ thống chính trị, chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò (Mai Châu).
(HBĐT) - Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XII) "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" là Nghị quyết quan trọng và yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn. Vì vậy, huyện Mai Châu đã nghiêm túc ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện Kế hoạch số 129-KH/TU, ngày 6/2/2018 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết này. Nhìn lại việc thực hiện thời gian qua, huyện đã đạt một số kết quả bước đầu, bộ máy được sắp xếp lại tinh gọn hơn, nhưng cũng phát sinh những khó khăn, vướng mắc. Một số mục tiêu trong kế hoạch đề ra chưa thực hiện được. Điều đó đòi hỏi huyện cần thêm quyết tâm và giải pháp.
(HBĐT) - Với chủ đề thi đua năm 2019 "Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, nêu gương, quyết thắng”, LLVT huyện Mai Châu đã triển khai thực hiện sâu rộng đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ trong toàn huyện, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua quyết thắng. Phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ với nội dung trọng tâm hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, gắn với các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động, nâng cao tinh thần quyết tâm, động lực phấn đấu cho cán bộ, chiến sỹ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.