(HBĐT) - Bản Bích Trụ, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) hội tụ những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, phong cảnh thiện nhiên hữu tình. Nơi đây còn lưu giữ bản sắc dân tộc gần như nguyên bản, là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch khi nằm trong khu vực quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.


Một góc bản Bích Trụ, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) nhìn từ hồ Hòa Bình.

 

Bản Bích Trụ được coi là cửa ngõ du lịch hồ Hòa Bình. Bản nằm sát nhà máy thủy điện Hòa Bình, cách trung tâm xã khoảng 3,5 km đường bộ và nếu đi đường thủy từ cảng Bích Hạ chỉ khoảng mười mấy phút. Bản có mấy chục hộ dân tộc Mường sinh sống, không gian văn hóa, cảnh quan còn gần như nguyên bản, hầu hết là nhà sàn truyền thống. Bản nằm ở địa hình thoai thoải, sát mép hồ nước trong xanh. Trên khu vực bản có núi non hùng vĩ, còn đây đó rừng già nguyên sinh, nhiều khu đồi gianh, cây me rừng, đồi sim tím ngắt đầy mê hoặc. Ngồi ở bất cứ ngôi nhà nào cũng có thể phóng tầm mắt thấy cả lòng hồ mênh mang, trời xanh ngắt như chạm vào vòng tay với.

Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông, lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên hồ. Dù vẫn còn khó khăn nhưng người dân rất thân thiện, cởi mở. Bản Bích Trụ từ lâu nay trở thành điểm khám phá, thưởng ngoạn cho những ai yêu thiên nhiên, tìm cảm giác thư thái trên lòng hồ mênh mang. Bản là địa điểm cho không ít du khách muốn đến thưởng thức các món ăn, sản phẩm của đồng bào dân tộc như cá nướng sông Đà, thịt khô hun khói, gà bản địa chấm ớt lá chanh, mật ong rừng…Vị trí của bản Bích Trụ vừa gần với thành phố lại có thể kết nối đến xóm Rãnh, đi ra động Thăng, xã Hòa Bình, là những khu vực có tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh…

Nhằm đánh thức và khai thác tiềm năng du lịch, UBND thành phố Hòa Bình đang khởi động đề án bảo tồn văn hóa xây dựng điểm du lịch cộng đồng bản Bích Trụ, thực hiện mục tiêu bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Mường, bảo tồn đa dạng hệ sinh thái môi trường tự nhiên. Xây dựng điểm du lịch bản Mường Bích Trụ gắn với phát triển các ngành nghề truyền thống, phát triển nông, lâm nghiệp sạch chất lượng cao, tạo điểm đến thú vị cho khách du lịch khi đến với TP Hòa Bình, kết nối với các điểm du lịch trên khu vực hồ Hòa Bình. Theo đó, chủ trương xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng để quản lý, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về cảnh quan, môi trường sinh thái, bản sắc dân tộc Mường. Thành phố đang có kế hoạch bảo vệ cảnh quan, môi tường, phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường trong sinh hoạt, sản xuất và đời sống người dân. Đào tạo, tập huấn kỹ năng làm du lịch cho người dân. Tổ chức quy hoạch, xây dựng hạ tầng, cảnh quan, phát triển các nghề truyền thống dựa trên nguyên liệu sẵn có, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, phát triển nghề nuôi cá lồng theo chuỗi giá trị, tổ chức nghề làm vườn, trồng cây ăn quả chuyên canh phục vụ du lịch homestay… Trong tương lai, bản du lịch cộng đồng Bích Trụ sẽ kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn thành phố, hiện thực hóa quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

 

Lê Chung

Các tin khác


Sức sống trên dòng Đà Giang

Bài 1 - Chuyển giao sứ mệnh

(HBĐT) - Đà Giang - sông Đà vốn hoang sơ, hùng vĩ và nổi tiếng với những dòng thác oai linh. Từ khi có bàn tay, khối óc của con người đắp đập, ngăn sông, trị thủy để tích nguồn điện sáng, dòng sông Đà không còn hung dữ. Nhưng, dòng Đà Giang vẫn chảy, bồi lấp những vạt phù sa màu mỡ với nhiều nguồn sống sinh sôi.     

Đá Bia - một ngày không... wifi

(HBĐT) - Đá Bia (nay là xóm Đức Phong) - điểm du lịch cộng đồng thuộc xã Tiền Phong (Đà Bắc) không chỉ có núi non hùng vĩ, sông nước hữu tình, con người thân thiện, hiền hòa mà còn có điều đặc biệt, giờ không ở mấy đâu có...

Lưu giữ miền ký ức thác Bờ - phố Bờ xưa

(HBĐT) -Nhà văn Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh, người nặng lòng với quá khứ, có mặt tại chợ Bờ từ những năm 70 của thế kỷ trước, chứng kiến trọn vẹn công cuộc di dân, chuyển huyện khỏi vùng ngập để phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ông luôn đau đáu hoài niệm về sông Đà, phố Bờ xưa. Sau nhiều năm dày công sưu tầm, ông vừa xuất bản tập sách ảnh "Bờ xưa" với 100 trang và hơn 70 bức ảnh thác Bờ, chợ Bờ, phố Bờ thời chưa đắp đập thủy điện Hòa Bình. Cuốn sách giữ lại những bức ảnh, tư liệu quý cho các thế hệ độc giả về những kỷ niệm, ký ức nay đã chìm sâu dưới đáy hồ sông Đà, nối dài quá khứ với hiện tại và tương lai.

Mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ, có điểm nhấn là quần thể di tích tâm linh Thác Bờ, từ nhiều năm qua, hồ Hòa Bình đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách. Thực hiện Quyết định số 1528/QĐ-TTg, ngày 1/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, tháng 6/2017, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia. Từ đây, công tác đầu tư, tôn tạo di tích, phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm nhiều hơn, góp phần mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình.

Đánh thức những "Nàng công chúa ngủ quên" ven hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, cảnh quan nguyên sơ, hồ Hòa Bình được ví như "Vịnh Hạ Long trên núi”. Ven hồ Hòa Bình có những xóm, bản như những "nàng công chúa ngủ quên" nằm ẩn mình nơi sông nước mênh mang, núi rừng huyền bí. Mỗi nàng công chúa mang một vẻ đẹp riêng. Sau giấc ngủ dài, bản Ngòi, xã Ngòi Hoa - nay là xã Suối Hoa (Tân Lạc), xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) hay xóm Đá Bia - nay là xóm Đức Phong và xóm Mó Hẻm - nay là xóm Đoàn Kết (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc)... được đánh thức trước sự ghé thăm của du khách trong và ngoài nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục