(HBĐT) - Chứng kiến lễ bàn giao bò của Dự án chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Lạc Sơn vào trung tuần tháng 10 tại xã Ngọc Lâu cảm nhậnh niềm phấn khởi, hồi hộp của những hộ nghèo, cận nghèo các xóm khi được trao tay một gia sản lớn.


Nhóm hộ nghèo, cận nghèo xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) nhận bò từ Dự án chăn nuôi bò sinh sản.

Bà Bùi Thị Nga, đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo xóm Xê được hưởng lợi từ dự án xúc động chia sẻ: Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm, hỗ trợ để hộ nghèo, hộ cận nghèo có điểm tựa vươn lên. Tôi và thành viên của nhóm hộ sẽ chăm sóc bò cẩn thận theo đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, hướng dẫn để vật nuôi khỏe mạnh, sớm sinh sản, tạo nguồn sinh kế ổn định và duy trì bền vững mô hình.

Trong đợt này, 2 hộ Bùi Văn Ái, Bùi Văn Hơn ở xóm Chiềng, xã Ngọc Lâu cũng được nhận chung 1 con bò để tạo sinh kế. Ông Bùi Văn Hơn, đại diện nhóm hộ gia đình bộc bạch: Dự án mô hình nhân rộng giảm nghèo bền vững giai đoạn trước cũng đã hỗ trợ cho các nhóm hộ gia đình về con giống nhưng là giống bò tầm vóc thấp, hiệu quả giảm nghèo chưa cao. Nay chúng tôi được nhận giống bò lai Sind to khỏe, lại được hướng dẫn đầy đủ kỹ thuật nên rất yên tâm. Được nhận bò như được trao "cần câu” để nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Đồng chí Bùi Thế Hòa, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: Dự án chăn nuôi bò sinh sản thuộc Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Được phép chuyển nguồn kinh phí năm 2022, dự án vừa bàn giao bò tại 3 xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Chí Đạo với 90 con bò, 180 hộ hưởng lợi, tổng nguồn dành cho dự án gần 3 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 36 tháng. Trong đó, kinh phí được phê duyệt theo quyết định cụ thể: xã Ngọc Lâu (984,2 triệu đồng); xã Ngọc Sơn (hơn 984,4 triệu đồng), xã Chí Đạo (984,2 triệu đồng). Trước khi bàn giao con giống, huyện đã tổ chức 3 hội nghị tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản và cấp phát sổ tay hướng dẫn cho 100% hộ hưởng lợi. Đàn bò bàn giao cho hộ dân được nhập từ công ty giống vật nuôi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm dịch chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn và vượt trọng lượng 220 kg/con theo định mức kỹ thuật, trị giá 28 triệu đồng/con giống.              

Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đang được huyện tập trung thúc đẩy nhằm phát triển KT-XH, tạo điều kiện để người nghèo thuộc đối tượng của chương trình được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách, nguồn lực cho sản xuất, góp phần tăng thu nhập. Bên cạnh nguồn kinh phí chuyển của năm 2022, nguồn vốn Dự án chăn nuôi bò sinh sản thuộc Dự án 2 - đa dạng hóa sinh kế năm 2023 đang được triển khai song song. Theo đó, 10 dự án sẽ được tổ chức thực hiện tại 10 xã trên địa bàn: Tự Do, Định Cư, Quyết Thắng, Miền Đồi, Văn Sơn, Tuân Đạo, Bình Hẻm, Quý Hòa, Mỹ Thành. Tổng nguồn kinh phí dự án được Trung ương cấp năm 2023 trên 9,9 tỷ đồng, kinh phí hơn 993 triệu đồng/dự án. Hướng đến đối tượng hưởng lợi là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, có khả năng và điều kiện phát triển chăn nuôi, Dự án thiết thực giúp các hộ cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững theo đúng mục tiêu đề ra.   


Bùi Minh


Các tin khác


Đời sống người dân xã Văn Sơn từng bước được nâng cao

(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Văn Sơn (Lạc Sơn) quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ xã được quan tâm, triển khai quyết liệt, có hiệu quả.

Xã Vũ Bình đa dạng sinh kế giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Thời điểm này, trên khắp đồng đất xã Vũ Bình (Lạc Sơn) bà con tập trung thu hoạch lúa, chăm sóc mía, các loại rau đậu. Công việc này chủ yếu do các cô, bác tuổi trung niên đảm nhiệm. Lớp trẻ trong xã hầu hết đi gây dựng kinh tế, đa phần làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy trong, ngoài tỉnh. Sản xuất nông nghiệp giờ không còn là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình..

Xã Yên Nghiệp đẩy mạnh giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững

Cách đây 3 năm, chị Bùi Thị Hằng ở xóm Gò Cha 1, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) là 1 trong 8 hộ nghèo của xã được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản. Quá trình tham gia mô hình, chị Hằng tập trung chăm sóc bò theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi bò lai Sind đã được tập huấn, hướng dẫn. Kết quả hơn 1 năm sau đó, bò đã sinh sản lứa đầu, bê con được giao cho 1 hộ nghèo khác cùng nhóm và hiện tại bò đang chuẩn bị sinh sản lần tiếp theo.

Xã Văn Nghĩa: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trở lại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), chúng tôi được thấy diện mạo đổi thay của hạ tầng KT-XH và cuộc sống của người dân. Đồng chí Dương Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với những nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thực hiện nhiều giải pháp, công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) tại địa phương đạt được kết quả đáng khích lệ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang tiến bước trên lộ trình về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.

Xã Thượng Cốc nỗ lực giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Xác định công tác giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống Nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) đã phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động nguồn lực cùng sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp, sự quyết tâm, nỗ lực của mỗi người dân. Nhờ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn đạt kết quả đáng khích lệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục