Những năm gần đây, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn huyện Đà Bắc tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành. Từ đó tạo sự lan toả, đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân.
Hệ thống đường giao thông xã Tú Lý (Đà Bắc) được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Là xã cách trung tâm huyện không xa, những năm qua, Tú Lý đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác GNBV. Đồng chí Đinh Hồng Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân, địa phương đã thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo, giúp nâng cao đời sống người dân. Trong đó, nhận thức được vai trò quan trọng của nông nghiệp trong công tác giảm nghèo, xã triển khai nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Trong năm 2024, xã thực hiện thành công mô hình chăn nuôi bò sinh sản với tổng kinh phí 206 triệu đồng, giúp nhiều hộ nghèo có cơ hội phát triển kinh tế từ chăn nuôi. Bên cạnh đó, xã hỗ trợ cấp téc nước cho hộ nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí 747 triệu đồng, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cơ bản cho người dân. Các chương trình tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cũng được triển khai rộng rãi, giúp người dân nâng cao tay nghề, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh. Trong năm 2024, xã thực hiện nhiều dự án quan trọng như: Làm đường nội đồng và xử lý công trình sạt lở, khắc phục thiên tai tại xóm Suối Thương; sửa chữa hồ Hào Tân để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Cùng với đó, xã thực hiện đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng số tiền 140 triệu đồng. Đồng thời tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề về kỹ thuật chăn nuôi bò, dê với sự tham gia của hàng trăm lao động địa phương. Nhờ những nỗ lực không ngừng, tỷ lệ hộ nghèo của xã Tú Lý giảm đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 46 triệu đồng. Mục tiêu trong năm 2025 là tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4%, nâng thu nhập bình quân đầu người lên 50 triệu đồng.
Theo thống kê của UBND huyện Đà Bắc, trong giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn huyện triển khai các tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV như: hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2024, huyện được phân bổ trên 389 tỷ đồng, đã giải ngân trên 333,8 tỷ đồng. Riêng năm 2024, tổng nguồn vốn thực hiện trên 150 tỷ đồng; năm 2025 ước thực hiện trên 37,8 tỷ đồng. Thực hiện dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, năm 2024, với nguồn vốn 10 tỷ đồng giao cho UBND các xã, thị trấn triển khai 13 mô hình trồng trọt, chăn nuôi; năm 2025 ước thực hiện trên 15 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững giai đoạn 2021 - 2024 đã giải ngân trên 3,3 tỷ đồng, giúp người dân có kiến thức để áp dụng vào thực tế. Cùng với đó các dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo; truyền thông và giảm nghèo thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình được quan tâm thực hiện. Các chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo, y tế, tiền điện, tín dụng ưu đãi và các chính sách đặc thù khác được thực hiện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Nhờ vào nỗ lực của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều tại huyện Đà Bắc đã giảm đáng kể. Theo báo cáo mới nhất, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 34,56% (năm 2022) xuống còn 12,13% (năm 2025), tương đương giảm 6,91%, bình quân giảm 6%/năm. Thành quả đạt được là nhờ sự kết hợp giữa chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các dự án phát triển kinh tế - xã hội và sự nỗ lực của cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện...
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, song công tác giảm nghèo tại huyện Đà Bắc vẫn còn đối mặt với không ít thách thức. Một số hộ dân sau khi thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo do thiên tai, dịch bệnh hoặc thiếu kỹ năng quản lý tài chính. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường vẫn là bài toán cần được giải quyết... Trong thời gian tới, huyện Đà Bắc sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chính sách GNBV. Tập trung vào các giải pháp hỗ trợ vốn vay và mở rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Đào tạo kỹ năng quản lý tài chính cho người dân để hạn chế nguy cơ tái nghèo. Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường. Đầu tư mạnh hơn vào giáo dục và y tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó tạo những bước tiến vững chắc trong công tác giảm nghèo, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.
Hương Lan
Trên 1.000 người trong độ tuổi lao động là học sinh, sinh viên các trường nghề, bộ đội chuẩn bị xuất ngũ, lao động chưa tìm được việc trên địa bàn các huyện, thành phố đã đến với Ngày hội việc làm tỉnh Hòa Bình năm 2024. Đây là năm thứ ba Sở LĐ-TB&XH tổ chức ngày hội với mục đích thúc đẩy công tác giải quyết việc làm, tạo "cầu nối” giữa doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động.
Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là hỗ trợ việc làm bền vững. Tại huyện Lạc Thủy, có 5/7 dự án của chương trình được thực hiện, trong đó, dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững đã tác động trực tiếp đến kết quả giải quyết việc làm, công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Nhờ phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách, các kênh vay vốn ủy thác đã hỗ trợ nhân dân xã Trung Thành (Đà Bắc) phát triển, mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Qua đó nhiều hộ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, thoát nghèo bền vững.
Năm 2024, các chích sách hỗ trợ việc làm bền vững; xóa nhà tạm, nhà dột nát; dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội được huyện Lương Sơn tập trung ưu tiên cho xã Thanh Sơn. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
Nhờ triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trong tỉnh có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM), ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kim Bôi được trang bị chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức khoa học kỹ thuật để làm nghề, tổ chức sản xuất, kinh doanh. Qua triển khai, thực hiện các hoạt động đã tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập của lao động nông thôn, thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.