Giảm nghèo, hạn chế tái nghèo là mục tiêu quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Tại huyện vùng cao Mai Châu, chương trình tập trung tạo mọi điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, từng bước nâng cao thu nhập.


Chị Hà Thị Hường, hộ nghèo xóm Nà Piềng, xã Nà Phòn (Mai Châu) có việc làm tại chỗ, từng bước ổn định sinh kế từ khi tham gia mô hình thuộc dự án chăn nuôi bò sinh sản. 

Cuộc sống của gia đình chị Đinh Thị Phin ở xóm Củm, xã Vạn Mai dễ rơi vào nguy cơ tái nghèo do chị Phin bệnh nặng, thu nhập thường xuyên của gia đình 3 người chỉ trông vào mấy trăm mét ruộng và ao cá nhỏ. Tài sản đáng giá là 2 con trâu nhưng để phòng lúc chị tái bệnh bán lấy tiền thuốc thang chạy chữa.

Cùng với 5 hộ nghèo, hộ cận nghèo trong xóm, chị Phin vừa được hỗ trợ từ dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Tham gia mô hình, chị được cấp 78 con gà giống bản địa và 25 kg thức ăn chăn nuôi ban đầu. Thông qua tập huấn, cấp phát sổ tay hướng dẫn, chị có kiến thức, hiểu biết nhất định trong chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi. Chuồng nuôi gà được vệ sinh khử trùng sạch sẽ, trang bị đèn điện sưởi ấm đảm bảo quy trình kỹ thuật. Chị Phin xúc động chia sẻ: Dự án hỗ trợ con giống thiết thực trợ giúp gia đình vượt qua khó khăn. Tôi sẽ nỗ lực chăn nuôi để tạo nguồn vốn mở rộng quy mô, phát triển sản xuất.  

Cuối năm 2023, chị Hà Thị Hường, hộ nghèo xóm Nà Piềng, xã Nà Phòn là một trong những hộ được hưởng lợi từ dự án chăn nuôi bò sinh sản thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững. Chị Hường cho biết: Vì điều kiện đất canh tác hạn hẹp nên thu nhập không đảm bảo, cả hai vợ chồng không có công việc làm thêm. Tham gia mô hình chăn nuôi bò, tình hình chăn nuôi có hướng phát triển tốt. Ngoài việc đồng áng, vợ chồng tôi tranh thủ trồng cỏ, trồng ngô làm thức ăn cho bò. Nguồn bò giống được hỗ trợ sắp đến kỳ sinh sản, mang đến cơ hội thoát nghèo.  

Theo đồng chí Hà Thị Hương, Phó trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, huyện có địa bàn rộng, dân cư đông, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn ở mức cao. Trên cơ sở kế hoạch giảm nghèo năm 2024, huyện đã và đang tập trung thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững. Đồng thời, chủ động huy động, lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác để công tác giảm nghèo bền vững được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, vấn đề sinh kế đối với người dân ở các xã vùng đặc biệt khó khăn được chú trọng thông qua hình thức hỗ trợ cây, con giống nhằm tạo việc làm tại chỗ. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền công tác xuất khẩu lao động cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, tham gia đi làm việc ở thị trường ngoài nước, góp phần thúc đẩy công cuộc giảm nghèo nhanh, hiệu quả.

Năm 2024, cùng với sự hỗ trợ về chính sách, các mô hình, dự án giảm nghèo đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,28%, trong đó 21,41% có bằng cấp, chứng chỉ. Theo kết quả rà soát sơ bộ, số hộ nghèo toàn huyện giảm còn 1.847 hộ, chiếm 13,36%; hộ cận nghèo còn 1.968 hộ, chiếm 14,24%. Việc thực hiện công tác giảm nghèo hàng năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của HĐND huyện đề ra. Giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của huyện mỗi năm giảm trên 3%. 

Bùi Minh

Các tin khác


Xã Thanh Sơn dồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo

Năm 2024, các chích sách hỗ trợ việc làm bền vững; xóa nhà tạm, nhà dột nát; dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội được huyện Lương Sơn tập trung ưu tiên cho xã Thanh Sơn. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Giúp xã nghèo thoát khỏi vùng khó

Nhờ triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trong tỉnh có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM), ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).

Hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện Kim Bôi

Với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kim Bôi được trang bị chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức khoa học kỹ thuật để làm nghề, tổ chức sản xuất, kinh doanh. Qua triển khai, thực hiện các hoạt động đã tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập của lao động nông thôn, thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tích cực giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động

Công tác giải quyết việc làm (GQVL), trong đó xuất khẩu lao động (XKLĐ) có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Hàng năm, tỉnh Hoà Bình xây dựng kế hoạch tạo việc làm mới cho 16.000 lao động, trong đó XKLĐ khoảng 600 người.

Xã Nhân Mỹ giảm nghèo đa chiều

Cuối tháng 10 vừa qua, đoàn công tác Văn phòng Tỉnh ủy trở lại xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) để dự lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Đồng chí Bùi Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Về đích nông thôn mới từ năm 2023 nhưng đời sống của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Trong tổng hộ nghèo, ngoài xét về tiêu chí thu nhập, nhiều hộ nghèo thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục