Cuộc sống của hộ dân xóm Cóc Lẫm, xã Kim Bôi (Kim Bôi) còn nhiều khó khăn, kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Theo anh Quách Văn Hợp, Trưởng xóm Cóc Lẫm, xóm có 201 hộ, dân tộc Mường chiếm 98%. Trong tháng 11 vừa qua, 30 hộ hoàn cảnh khó khăn của xóm được hỗ trợ gà giống và thức ăn chăn nuôi từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Với sự tiếp sức này, hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tạo động lực vươn lên.


Hộ dân tộc thiểu số xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi được hỗ trợ con giống và đào tạo nghề chăn nuôi để ổn định sinh kế, vươn lên thoát nghèo.

Trên địa bàn xã, chính sách dân tộc còn triển khai hỗ trợ sinh kế mô hình chăn nuôi lợn sinh sản với tổng số 22 hộ dân tộc thiểu số hưởng lợi. Bên cạnh đó, CTMTQG giảm nghèo bền vững triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại địa phương. Nguồn lực đầu tư mô hình chăn nuôi bò sinh sản với tổng kinh phí 900 triệu đồng, 29 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hưởng lợi.

Qua rà soát toàn xã còn 43 hộ cần được giải quyết vấn đề khó khăn về nhà ở. Xã huy động mọi nguồn lực từ tỉnh, huyện, tranh thủ hỗ trợ của các ngành, tổ chức hội, đoàn thể thực hiện mục tiêu đến hết năm 2025 hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hiện một số hộ đã được xét duyệt và triển khai xây mới, sửa chữa nhà ở đảm bảo an toàn, đạt tiêu chuẩn 3 cứng "nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng”. 

Theo đồng chí Bùi Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bôi, trên địa bàn có 14 xóm, tổng số 3.056 hộ, dân tộc Mường chiếm 98%. Năm 2024, các CTMTQG dành nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trọng tâm là hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số. Một số chính sách quan trọng khác của Đảng, Nhà nước cũng được trợ giúp kịp thời, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong năm, các xóm được chính sách dân tộc hỗ trợ sinh kế gồm: Cóc Lẫm, Đồi 1, Đồi 2,  Vó Khang, Gò Mu. Đối với CTMTQG giảm nghèo bền vững, ngoài nguồn hỗ trợ phát triển mô hình giảm nghèo ở các xóm Dứng Ổi, Cháo, Gò Mu, đã mở 6 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò và trồng rau an toàn.

Công tác phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng an toàn, gia tăng giá trị, vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng. Trong năm, chính quyền, các hội, đoàn thể từ xã đến xóm đẩy mạnh tuyên truyền về thông tin thị trường lao động, phối hợp mở phiên giao dịch việc làm lưu động nhằm kết nối cung - cầu lao động, thúc đẩy chương trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với 300 người tham dự. Kết quả năm 2024 tạo việc làm cho 251 lao động, chủ yếu là lao động trẻ đi làm tại các công ty, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh. Về thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con nông dân tích cực đưa các loại rau màu như bí xanh, dưa chuột vào trồng trên đất ruộng một vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi được tăng cường với việc mở rộng quy mô đàn gia cầm.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Phong khẳng định: Nguồn lực từ chính sách dân tộc, các CTMTQG đã động viên, kịp thời khích lệ hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó khăn, từng bước vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, tác động tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Năm 2024, bình quân thu nhập đầu người của xã đạt 48 triệu đồng. Kết quả rà soát, hộ nghèo toàn xã giảm từ 346 hộ còn 201 hộ, chiếm 6,58%; hộ cận nghèo giảm từ 336 hộ còn 258 hộ, chiếm 8,44%.


Bùi Minh

Các tin khác


Giúp xã nghèo thoát khỏi vùng khó

Nhờ triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trong tỉnh có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM), ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).

Hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện Kim Bôi

Với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kim Bôi được trang bị chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức khoa học kỹ thuật để làm nghề, tổ chức sản xuất, kinh doanh. Qua triển khai, thực hiện các hoạt động đã tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập của lao động nông thôn, thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tích cực giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động

Công tác giải quyết việc làm (GQVL), trong đó xuất khẩu lao động (XKLĐ) có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Hàng năm, tỉnh Hoà Bình xây dựng kế hoạch tạo việc làm mới cho 16.000 lao động, trong đó XKLĐ khoảng 600 người.

Xã Nhân Mỹ giảm nghèo đa chiều

Cuối tháng 10 vừa qua, đoàn công tác Văn phòng Tỉnh ủy trở lại xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) để dự lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Đồng chí Bùi Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Về đích nông thôn mới từ năm 2023 nhưng đời sống của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Trong tổng hộ nghèo, ngoài xét về tiêu chí thu nhập, nhiều hộ nghèo thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Huyện Lạc Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Bên cạnh những dự án thành phần triển khai tích cực, việc triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn năm 2024 còn chậm tiến độ. Điển hình là Dự án 2 và Tiểu dự án 1 - Dự án 3 do UBND các xã làm chủ đầu tư. Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực tham gia thực hiện chương trình chưa đồng đều; tỷ lệ giải ngân chưa đảm bảo theo kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục