Những năm qua, nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đú Sáng (Kim Bôi) thoát nghèo bền vững. Hiện nay, vốn vay ưu đãi tiếp tục đồng hành cùng người dân trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.


Nhờ được vay vốn chính sách, gia đình ông Bùi Văn Nguyên, xóm Sáng Trong, xã Đú Sáng (Kim Bôi) phát triển chăn nuôi trâu, cải thiện thu nhập.

Gia đình ông Bùi Văn Nguyên, xóm Sáng Trong là một trong những hộ đã thoát nghèo nhờ sử dụng hiệu quả vốn chính sách. Trước đây, gia đình ông được vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH để trồng rừng và chăn nuôi trâu. Đến năm 2021, khi đã thoát nghèo, gia đình ông Nguyên tiếp tục được NHCSXH huyện Kim Bôi cho vay 50 triệu đồng vốn chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo. Số tiền này gia đình ông tiếp tục đầu tư nuôi trâu, hiện đã có 5 con, đem lại thu nhập ổn định. "Vốn chính sách có vai trò rất quan trọng, giúp gia đình tôi có vốn để đầu tư chăn nuôi. Sau khi đã thoát nghèo, gia đình tiếp tục được hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả cao hơn”, ông Nguyên chia sẻ. 

Theo bà Bạch Thị Danh, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Sáng Trong cho biết: Xóm có đồi rừng, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ NHCSXH đã đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của người dân. Hiện, tổ có 37 tổ viên, dư nợ 1,8 tỷ đồng. Thông qua vốn chính sách, nhiều hộ dân trong xóm đã cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Điển hình như hộ bà Bùi Thị Lai, vay 50 triệu đồng để chăn nuôi trâu, hiện đã có 8 con, kinh tế ổn định. Nhờ sử dụng vốn hiệu quả nên các hộ chấp hành tốt việc trả nợ, trả lãi. Do đó những năm qua, tổ của xóm Sáng Trong luôn có chất lượng tín dụng ổn định. Tại thôn Vó Mái, gia đình ông Bùi Văn Liệu cũng là một trong những hộ sử dụng vốn chính sách hiệu quả. Theo đó, với số tiền vay 40 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của NHCSXH, gia đình ông Liệu đã đầu tư chăn nuôi lợn nái. Sau hơn một năm vay vốn, đến nay gia đình ông Liệu đã có 5 con lợn nái, mỗi lứa đẻ được 40 lợn con, cho thu nhập trên 70 triệu đồng. 

Có thể nói, nhờ sử dụng hiệu quả vốn chính sách đã giúp gia đình ông Nguyên, ông Liệu và nhiều       hộ khác trên địa bàn xã Đú Sáng (Kim Bôi) phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Nguồn vốn này là động lực quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn xã. Đồng chí Đặng Thế Quang, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh: Những năm qua, nguồn vốn vay của NHCSXH có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Hàng năm, UBND xã chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác vốn chính sách làm tốt công tác rà soát các đối tượng được vay vốn, tổng hợp nhu cầu để xây dựng kế hoạch tín dụng sát với thực tế. Sau khi có vốn NHCSXH huyện phân bổ, xã thông báo đến thôn, các thôn thông báo đến người dân và triển khai các khâu để giải ngân nguồn vốn đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng. 


Viết Đào

Các tin khác


Tăng nguồn lực hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số xã Kim Bôi thoát nghèo

Cuộc sống của hộ dân xóm Cóc Lẫm, xã Kim Bôi (Kim Bôi) còn nhiều khó khăn, kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Theo anh Quách Văn Hợp, Trưởng xóm Cóc Lẫm, xóm có 201 hộ, dân tộc Mường chiếm 98%. Trong tháng 11 vừa qua, 30 hộ hoàn cảnh khó khăn của xóm được hỗ trợ gà giống và thức ăn chăn nuôi từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Với sự tiếp sức này, hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tạo động lực vươn lên.

Sôi động Ngày hội việc làm

Trên 1.000 người trong độ tuổi lao động là học sinh, sinh viên các trường nghề, bộ đội chuẩn bị xuất ngũ, lao động chưa tìm được việc trên địa bàn các huyện, thành phố đã đến với Ngày hội việc làm tỉnh Hòa Bình năm 2024. Đây là năm thứ ba Sở LĐ-TB&XH tổ chức ngày hội với mục đích thúc đẩy công tác giải quyết việc làm, tạo "cầu nối” giữa doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động.

Huyện Lạc Thủy tích cực hỗ trợ việc làm bền vững

Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là hỗ trợ việc làm bền vững. Tại huyện Lạc Thủy, có 5/7 dự án của chương trình được thực hiện, trong đó, dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững đã tác động trực tiếp đến kết quả giải quyết việc làm, công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Xã Trung Thành - Vốn chính sách hỗ trợ giảm nghèo

Nhờ phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách, các kênh vay vốn ủy thác đã hỗ trợ nhân dân xã Trung Thành (Đà Bắc) phát triển, mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Qua đó nhiều hộ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, thoát nghèo bền vững.

Xã Thanh Sơn dồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo

Năm 2024, các chích sách hỗ trợ việc làm bền vững; xóa nhà tạm, nhà dột nát; dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội được huyện Lương Sơn tập trung ưu tiên cho xã Thanh Sơn. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Giúp xã nghèo thoát khỏi vùng khó

Nhờ triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trong tỉnh có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM), ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục