(HBĐT) - Thời điểm này, trên khắp đồng đất xã Vũ Bình (Lạc Sơn) bà con tập trung thu hoạch lúa, chăm sóc mía, các loại rau đậu. Công việc này chủ yếu do các cô, bác tuổi trung niên đảm nhiệm. Lớp trẻ trong xã hầu hết đi gây dựng kinh tế, đa phần làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy trong, ngoài tỉnh. Sản xuất nông nghiệp giờ không còn là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình..

Xã Yên Nghiệp đẩy mạnh giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững

Cách đây 3 năm, chị Bùi Thị Hằng ở xóm Gò Cha 1, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) là 1 trong 8 hộ nghèo của xã được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản. Quá trình tham gia mô hình, chị Hằng tập trung chăm sóc bò theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi bò lai Sind đã được tập huấn, hướng dẫn. Kết quả hơn 1 năm sau đó, bò đã sinh sản lứa đầu, bê con được giao cho 1 hộ nghèo khác cùng nhóm và hiện tại bò đang chuẩn bị sinh sản lần tiếp theo.

Xã Văn Nghĩa: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trở lại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), chúng tôi được thấy diện mạo đổi thay của hạ tầng KT-XH và cuộc sống của người dân. Đồng chí Dương Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với những nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thực hiện nhiều giải pháp, công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) tại địa phương đạt được kết quả đáng khích lệ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang tiến bước trên lộ trình về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.

Xã Thượng Cốc nỗ lực giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Xác định công tác giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống Nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) đã phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động nguồn lực cùng sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp, sự quyết tâm, nỗ lực của mỗi người dân. Nhờ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn đạt kết quả đáng khích lệ.

Người đưa nghề mây tre đan xuất khẩu về xóm Ấm, xã Văn Nghĩa

(HBĐT) - Với quyết tâm thoát nghèo, chị Bùi Thị Huệ (SN 1985) ở xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã mạnh dạn đi đầu trong việc phát triển nghề mây tre đan xuất khẩu. Công việc của chị không chỉ duy trì trong gia đình mà còn mở rộng quy mô trở thành tổ hợp sản xuất, tạo việc làm và mang lại thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương.

Phường Kỳ Sơn huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trong những năm qua, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) đã huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV). Trong đó tập trung phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, từ đó tạo nền tảng bền vững cho công cuộc giảm nghèo. 

Huyện Lạc Sơn huy động nguồn lực để giảm nghèo đa chiều, bền vững

(HBĐT) - Bên cạnh nguồn lực từ chương trình, dự án giảm nghèo, huyện Lạc Sơn tăng cường huy động vốn lồng ghép và nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững. Từ đó thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân.

Dấu ấn chính sách giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Hạ tầng KT-XH huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn được đầu tư; hàng trăm lớp đào tạo nghề cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tổ chức; các mô hình giảm nghèo, đa dạng hoá sinh kế cùng nhiều hình thức tư vấn, hướng nghiệp, kết nối lao động, việc làm cho người lao động được thực hiện… Những giải pháp tích cực thực hiện chính sách tạo dấu ấn rõ nét Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn tỉnh.

Từ hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế khá

(HBĐT) - Từ hộ nghèo, sau nhiều năm chăm chỉ lao động sản xuất, gia đình chị Bùi Thị Chình ở xóm Mới, xã Thạch Yên (Cao Phong) đã vươn lên thoát nghèo và là hộ gia đình điển hình trong phát triển kinh tế khá của địa phương. 

Huyện Mai Châu: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo

(HBĐT) - Huyện Mai Châu đang nỗ lực phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 20,79% xuống còn 17,4% vào cuối năm 2023. Để thực hiện được mục tiêu này, huyện chủ trương huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo.

Vốn ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó

(HBĐT) - Hơn 20 năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được phủ đến tất cả các xã, thị trấn trong tỉnh. Nguồn vốn đã giúp hàng vạn hộ dân tộc thiểu số (DTTS) có vốn phát triển kinh tế, vượt lên đói, nghèo.