Điệu múa xòe của dân tộc Thái được biểu diễn trong nhiều chương trình nghệ thuật của của tỉnh.

Điệu múa xòe của dân tộc Thái được biểu diễn trong nhiều chương trình nghệ thuật của của tỉnh.

(HBĐT) - Giống như các loại hình văn hóa khác ở Hòa Bình, sau người Mường, người Thái chiếm một vai trò khá quan trọng. Thực tế này cũng thấy rõ trong nghệ thuật dân gian.

 

Trước hết nói đến âm nhạc dân gian của người Thái thì họ không có dàn chiêng cồng phong phú như của người Mường, người Thái có một kho tàng dân ca riêng của mình với những giai điệu âm nhạc đặc sắc. Từ những bài mo, những đêm kể áng sử thi Ẳm Ệt nổi tiếng có kèm diễn xướng, đến những điệu khắp, điệu hát dao duyên…đều mang đậm giá trị âm nhạc.

 

Nổi bật nhất ở người Thái về nghệ thuật dân gian có lẽ phải kể đến múa. Nếu như loại hình ở người Mường chưa phải là đặc sắc thì ở người Thái thật đáng kể. Các nhà nghiên cứu múa Thái chia ra làm ba loại chính đó là:

 

+ Múa Mùn: đó là múa trong những buổi cúng ma trước đây trong đó có múa kiếm, múa sai hạng ( múa khăn) múa kệp boóc (múa nhặt hoa)…Mối loại múa này trong Múa Mùn đều chứa đựng một sự phong phú, da dạng của múa Thái. Ví như múa kiếm vừa là một nghệ thuật lại vừa có tính chất võ thuật thể hiện rõ tài năng của người múa. Điệu múa này có kèm theo nhạc của một loại nhạc cụ gọi là tăng bu gồm những ống nứa dài dỗ đầu xuống một tấm ván dài phát ra một âm thanh đục và hai ống nứa gõ vào nhau tạo thành âm thanh Sắc hơ . Xưa kia người ta dùng điệu múa này để đuổi tà ma.

 

Còn múa Sai hạng (múa khăn) cũng kèm theo nhạc tăng bu do một tập thể từ 8-12 người dùng khăn màu xanh, đỏ dài vắt qua hai vai, hai tay cầm hai đầu khăn, đầu khăn ấy có gắn nhiều ống nứa nhỏ để khi múa các ống nứa ấy tự gõ vào nhau tạo thành một âm thanh hòa trộn với với tăng bu rất sôi nổi. Các động tác của người múa hết sức khẩn trương theo đội hình vuông hoặc tròn làm cho cuộc múa luôn luôn sinh động.

 

Múa Kệp boóc ( nhặt hoa) cũng thuộc loại múa Mùn, là những người múa chuyển động xung quanh cây hoa trong tiếng pí mùn, sáo…Cây hoa là cây gỗ dài cắm giữa sàn nhà được người ta tước từng đoạn cây thành những cụm hoa giả nhuộm các màu xanh, đỏ, tím, vàng…cắm thành cành vào thân cây. Người ta lấy những quả trứng gà, vịt luộc bóc vỏ nhuộm màu treo trên đó, tạo thành cây hoa sặc sỡ. Xung quanh cây để hũ rượu cần, người ta vừa múa vừa vui chơi quanh đó. Cuộc vui cứ vậy kéo dài.

 

+ Múa Xòe là lạo hình thứ hai, đó là một điệu múa đơn giản, nhẹ nhàng, thoải mái nổi tiếng ở tất cả các vùng người Thái. Xè Thái đã đi vào văn học, thơ ca, nghệ thuật, là kỷ niệm, là niềm say mê ám ảnh của biết bao người. Người Thái Mai Châu Hòa Bình có hai điệu xòe chủ yếu là xòe khăn và xòe tay. Trong đó, xòe khăn có các động tác cơ bản là là tung khăn và vẫy khăn, dáng đi mềm mại, uyển chuyển. Đội hình lượn tròn, hàng ngang hình vuông và xòe bốn cánh. Đây là điệu múa của các cô gái xinh đẹp vào những dịp đón phìa tạo, quan khách.

 

Xòe tay thường được xòe vào các dịp lễ làng cho tất cả các thanh niên nam nữ. Đội hình là hàng ngang và lượn vòng tròn vui vẻ, phấn khời. Hai điệu múa xòe khăn và xòe tay đều dùng âm nhạc của trống và chiêng.

 

+ Múa Loóng và tôn khâu tôn oọc:

 

Múa Loóng là diệu múa diễn ra xung quanh cái cối dã lúa, động tác múa là động tác giã gạo, đập chày, chuyển tay chày, gõ cối. Kèm theo những tiếng động vang ra từ điệu múa là tiếng trống, tiếng chiêng , mỗ và tiếng chày đập vào nhau, chày đập vào cối, đôi khi còn có tiếng hú reo của người múa. Đây là điệu múa thường diễn ra vào dịp mừng cơm mới, săn được thú rừng, vào những đêm nguyệt thực khi khắp nơi người ta gõ múa điệu múa này. Đôi khi múa cả ở đám ma và đám cưới nữa.

 

Điệu tôn khau tôn oọc ( điệu múa trẻ em) là điệu múa vui chơi của trẻ em vào những đêm trăng sáng trên khắp các bản Thái. Điệu múa này thể hiện sự vui chơi, nhí nhảnh của trẻ em do một tốp các em từ 6013,14 tuổi nối đuôi nhau vừa hát, vừa múa.

 

Người Thái còn có xòe Nhụm hứa tái tạo lại cảnh các cô gái, chàng trai Thái đẩy bè chèo thuyền trên sông, suối.

 

Phần lớn những điệu múa trên đây của người Thái cũng là sinh hoạt nghệ thuật của người Tày ở Hòa BÌnh. Họ có những điệu múa giống với người Thái.

 

          

                                                                                HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Khu mộ đá ở xứ Mường có nhiều nét trạm khắc khéo léo.
Trang phục dân tộc Mường mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt.
Các cô gái Dao chuẩn bị đi hội. (Ảnh: Quốc Dũng)
Nhân dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) trồng su su lấy ngọn cho thu nhập cao.

Nghệ thuật dân gian của dân tộc Mường

(HBĐT) - Nghệ thuật cồng chiêng: Cồng chiêng của người Mường là một nhạc cụ truyền thống đặc sắc, gắn bó với mỗi người Mường từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời. Cồng chiêng là một nhạc cụ truyền thống không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người Mường. Chiêng được đánh trong các dịp lễ tết, trong đám cưới, đám ma. Chiêng được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới. Chiêng được dùng cho các đoàn đi săn.

Dân ca của người Thái

(HBĐT) - Kho tàng dân ca người Thái ở Hòa Bình tập trung vào người Thái ở Mai Châu. Tuy là một vùng người Thái không lớn, song lại có một trữ lượng dân ca rất phong phú.

Dân ca của người Mường (tiếp)

(HBĐT) - Hát lời thương: Đây là một loại hình dân ca của người Mường hát đối đáp nam nữ.

Dân ca của người Mường (phần 1)

(HBĐT) - Hát sắc bùa: Hát sắc bùa là một loại hình dân ca được sử dụng trong các dịp lễ tết, hội hè hay cưới xin. Đặc biệt là vào dịp đầu năm, phường sắc bùa đi chúc tết khắp mọi nhà đều cầu chúc một năm mới may mắn, thành đạt và khỏe mạnh cho gia chủ:

Những sáng tác văn vần dân gian

(HBĐT)- Ở phần này, chúng tôi xin gộp ca dao, tục ngữ, truyện thơ… tức là những sáng tác có vần có điệu vào một mục, dẫu rằng mỗi một thể loại này đều có tách bạch thành những thể loại riêng biệt.

Cửu thác Tú Sơn - điểm đến hấp dẫn của du lịch Kim Bôi

(HBĐT) - “Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy Long cung giếng Ngọc mấy ai hay Đến rồi lòng ngẩn ngơ say Bồng lai tiên cảnh đây rồi, Tú Sơn.”

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục