(HBĐT) - Tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình (TPB&PB), đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cá nhân, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý là một chủ trương đúng đắn và xuyên suốt của Đảng, được quy định chặt chẽ trong Quy định số 123-QĐ/TW, ngày 8/3/2018 của Bộ Chính trị.


Thông qua kiểm điểm, đánh giá, nhất là phê và tự phê bình nhằm phát hiện những ưu điểm, nhân tố mới để phát huy, nhân rộng. Đồng thời, qua kiểm điểm TPB&PB chỉ ra những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém để khắc phục, cảnh báo những khuyết điểm, sai lầm từ khi mới manh nha xuất hiện, giúp cho cấp ủy, tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân điều chỉnh khắc phục, tránh vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Với ý nghĩa như vậy, đến nay, các cấp ủy, tập thể lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng viên và công chức trong toàn tỉnh đã hoàn thành kiểm điểm đánh giá xếp loại năm 2020. Bên cạnh phần lớn các tập thể, cá nhân tổ chức kiểm điểm TPB&PB đảm bảo mục đích, yêu cầu cũng có không ít nơi công tác kiểm điểm cuối năm được thực hiện còn hình thức, chiếu lệ. Có báo cáo kiểm điểm tập thể, cá nhân như báo cáo thành tích, tô hồng kết quả đạt được và né tránh những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, đùn đẩy trách nhiệm cho khách quan, cho cơ chế, chính sách hoặc cho đó là lỗi của tập thể. Công tác kiểm điểm chưa làm rõ đâu là trách nhiệm của tập thể, đâu là ưu, khuyết điểm của cá nhân, chưa chỉ ra được mối liên hệ giữa những tồn tại, yếu kém của ngành, lĩnh vực, địa phương với trách nhiệm cá nhân của người phụ trách, nhất là người đứng đầu. Do chưa dám nhìn thẳng vào sự thật, dẫn đến công tác kiểm điểm, xếp loại định kỳ không mang nhiều ý nghĩa, hệ quả là dù kiểm điểm, kiểm thảo nhiều, nhưng ngành, địa phương, lĩnh vực thuộc trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân phụ trách vẫn yếu kém, trì trệ kéo dài.

Có hiện tượng trên do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính đó là cấp ủy, tổ chức lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa của kiểm điểm, TPB&PB. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên mỗi người mỗi ngày phải thành thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy có khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa khuyết điểm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: "Mục đích kiểm điểm, phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau cùng tiến bộ. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy phê bình mình cũng như phê bình người phải vạch rõ ưu điểm và khuyết điểm, phê bình việc chứ không phê bình người”. Như vậy, TPB&PB là gột rửa những thói hư, tật xấu, những cái nhơ bẩn lây bám, xâm nhập vào con người chứ không phải công kích nhau, "bới bèo ra bọ” nhằm hạ bệ nhau. Kiểm điểm, phê bình và tự phê bình đòi hỏi tính tự giác rất cao, vì chỉ khi tự giác cao mới nhận thức được và nghiêm khắc với những khuyết điểm của chính mình, đồng thời có thái độ đúng đắn khi phê bình đồng chí mình, hoặc tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí đối với mình một cách khách quan, công tâm, cầu thị và xây dựng, trên cơ sở đó tự giác quyết tâm khắc phục sửa chữa khuyết, nhược điểm, đó cũng là phẩm chất của người cán bộ, đảng viên, nhất là người lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức.

Ý nghĩa sâu sắc như vậy nhưng lại có tập thể, cá nhân tổ chức kiểm điểm TPB&PB chiếu lệ thì chủ trương thông qua kiểm điểm đánh giá hàng năm để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên mới chỉ dừng lại trên giấy tờ, theo quy luật tất yếu, tình trạng suy thoái trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở những nơi đó chỉ còn là thời gian.

Biểu hiện trên chỉ mới manh nha xuất hiện cá biệt ở một vài nơi, song nếu không sớm nhận diện, khắc phục thì hiện tượng này không chỉ là hiện tượng nữa, mà trở thành một căn bệnh lây lan khó chữa. Vì vậy, mỗi cấp ủy, tập thể lãnh đạo, quản lý, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên quán triệt, tổ chức kiểm điểm, TPB&PB đi vào thực chất, hiệu quả hơn, góp phần xây dựng tổ chức Đảng, hệ thống chính trị thật trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.


Nguyễn Tiến Sinh 
(Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy)

Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục