Nạn nhân chất độc da cam/dioxin rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng xã hội (Ảnh: em Quách Thị Đình, xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) là nạn nhân di chứng chất độc da cam/dioxin lây truyền từ người bố sau những năm tháng tham gia chiến đấu trong vùng địch rải chất độc hóa học).

Nạn nhân chất độc da cam/dioxin rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng xã hội (Ảnh: em Quách Thị Đình, xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) là nạn nhân di chứng chất độc da cam/dioxin lây truyền từ người bố sau những năm tháng tham gia chiến đấu trong vùng địch rải chất độc hóa học).

(HBĐT) - Gần 40 năm sau chiến tranh. Đã bước sang thế hệ thứ 3, nhưng vẫn còn đó nỗi đau dai dẳng về thể xác và tinh thần. Nỗi đau mang tên da cam/dioxin vẫn còn là nỗi ám ảnh của hàng nghìn người đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.

 

Theo ông Nguyễn Xuân Cảo, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, tính đến nay, theo thống kê trên địa bàn tỉnh hiện có 4691 người nghi phơi nhiễm chất độc da cam. Trong đó, đối tượng trực tiếp là 2.635 người, đối tượng gián tiếp 2.056 người ở 170 xã, phường, thị trấn. Đó là những cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở những vùng bị quân đội Mỹ rải chất độc hóa học. Ngoài bản thân họ, con, cháu họ cũng đã bị ảnh hưởng với những bệnh di truyền, sinh ra dị dạng, dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ dẫn đến tình trạng ốm đau, bệnh tật kéo dài, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt có nhiều trường hợp đã ảnh hưởng đến thế hệ thứ 3 đã tác động rất lớn đến đời sống vật chất, tinh thần của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

 

Để tích cực giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin vợi bớt những khó khăn trong cuộc sống, hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên họ vượt qua bệnh tật, hòa nhập cộng đồng, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dixin của tỉnh. Thực hiện Kết luận 292-TB/TW ngày 18/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương về “việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam; tổ chức hoạt động của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU về việc tăng cường chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin nhằm quan tâm giải quyết chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh nhằm huy động các nguồn lực địa phương, nguồn lực xã hội cùng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam/dioxin. Ông Nguyễn Xuân Cảo, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cho biết: Có thể nói, từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền nên trong những năm qua, công tác vận động, tập hợp, đoàn kết động viên nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin khắc phục khó khăn, xóa bỏ mặc cảm, vươn lên hòa nhập cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh và đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, đã phát huy tốt nguồn lực xã hội ủng hộ cả về vật chất và tinh thần giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Bằng các cuộc vận động, ủng hộ, trong 5 năm qua (2007 - 2012), các cấp Hội CTĐ đã hỗ trợ, giúp đỡ cho 18.039 lượt nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền trị giá hơn 4 tỷ đồng. Trong đó, nhân tháng “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin”, Hội đã hỗ trợ cho 11.104 lượt nạn nhân chất độc da cam/dioxin trị giá hơn 2,6 tỷ đồng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, trong các đợt phát động phong trào: “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam/dioxin” đã vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được hơn 1,4 tỷ đồng. Số tiền này đã dành để hỗ trợ cho 6.935 lượt nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh; xây dựng, nâng cấp 22 nhà CTĐ, nhà tình nghĩa trị giá gần 800 triệu đồng. Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng, cấp xe lăn, cấp sổ BHYT, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, khám - chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt nạn nhân chất độc gia cam/dioxin với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng. Từ năm 2007 đến nay, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cũng đã vận động quyên góp, ủng hộ được hơn 3,5 tỷ đồng từ các nguồn hỗ trợ và sự quyên góp, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 

Cùng với công tác vận động, ủng hộ Quỹ trợ giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin, việc thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin như tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập hồ sơ, giám định bệnh tật đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã tiếp nhận 2.782 hồ sơ người hoạt động kháng chiến để giám định sức khỏe. Trong đó có 2.382 người đủ điều kiện được hưởng trợ cấp và 130 người là con đẻ của họ bị dị dạng, dị tật do phơi nhiễm đã được hưởng chế độ trợ cấp. Tuy vậy, ông Nguyễn Xuân Cảo, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn khoảng hơn 2.000 người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin vẫn chưa được hưởng các chế độ, trợ cấp. Cái này là do bị thất lạc hồ sơ, không có căn cứ để xác nhận nên việc giám định, xét duyệt chế độ chính sách cho những người này gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, những người này có cuộc sống khó khăn, không ổn định, rất mong các ngành, cấp xem xét giải quyết để hỗ trợ giúp họ vợi bớt nỗi đau da cam/dioxin đã gánh chịu hàng chục năm qua.

                                                                                

 

 

                                                                 Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục